Búa Xua
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by tho than tho Mon Nov 03, 2014 5:48 am


 
 .... Tội nghiệp thằng bé , cứ nhớ thương mãi quê nhà .
 .... Giàn thiên lý đã xa , đã rời xa ..
 .... đứa bé lở yêu , đã lở yêu cô em rồi .
 .... tình đã quên , mổi sớm mai lặng trôi ... (PD )
 
 ..... Lần đầu gặp anh , chị mới 16 tuổi , nhỏ xíu , tóc bó đuôi gà , đôi
 môi mỏng lém lĩnh . Hôm ấy , Ba chị đưa về một thanh niên trẻ người Mỹ ,
 giới thiệu người phụ tá của mình với gia đình , anh đã nhìn chị không chớp
 mắt , ... đến khi chị vênh mặt hỏi ... " Tôi có chỗ nào không ổn " .. Anh
 mới ngượng ngùng sực tỉnh ... lí nhí ...nói câu xin lỗi .....!
 
 Không biết sao ... anh bị chị thu hút , đến mất hồn mất viá , Còn chị thì
 tỉnh rụi , chẵng để ý gì đến anh chàng người Mỹ đồng nghiệp của ba mình ...
 Sau đó anh hỏi Ba chị thuê hẳn một tầng lầu trên cùng để ở , thì chị và anh
 gặp nhau mỗi ngày ..
 
 Sống chung nhà , nhưng đường ai nấy đi , đối với chị , anh là bạn của Ba ,
 người lớn rồi , nên chị không coi anh như bạn bè của mình .., nhưng rồi chị
 cũng biết anh mới 24 tuổi , đến từ Washington DC , nhiệm sở ở VN này là
 công việc đầu tiên của anh . Tuy còn bỡ ngỡ với xã hội VN , nhưng lạ một
 đều là anh nói tiếng Việt giọng bắc rất chuẩn , và lưu loát như được đào
 tạo qua trường lớp đàng hoàng .
 
 Anh ít nói nghiêm nghị , nhưng mỗi lần gặp chị , anh lúng túng , mặt mày đỏ
 gay , làm chị nỗi tính nghịch ngợm , muốn trêu cho anh quê chơi ...,
 
 .. Có lần trong bữa ăn , chị đưa cho anh quả ớt tròn đỏ , rất đẹp , chị bỏ
 nguyên trái vô miệng , nói ngon lắm , và đưa cho anh một trái , biểu ăn thử
 ..., anh cũng tưởng thật , bắt chước chị , bỏ vô miệng nguyên trái , nhai
 rốt rột , rồi anh sặt , anh ho , anh khóc ... , còn chị , nhả trái ớt ra ,
 ôm bụng ... cười ngặc nghẽo . Anh cay quá , có ý giận , cầm ly nước bỏ lên
 lầu một mách ...
 
 Đến tối không thấy anh xuống , thấy cũng tội nghiệp , chị sai thằng em ,
 bưng lên cho anh ly nước đậu nành tạ tội , nhưng thằng em xuống nói , Anh
 ấy không có ở trên lầu , đi đâu rồi ?? ,
 
 Chị có ý đợi , muốn thử coi sau khi ăn trái ớt , mặt mũi anh ra sao ?? .
 Nhưng mấy ngày liền anh không về , nghe Ba nói với mẹ , anh đi công tác ...
 Cả tuần không gặp , chị thấy thiếu thiếu , chị nghĩ có lẽ tại mình chơi ác
 với người ta nên mình thấy có lỗi .. áy náy đó thôi . Tuần sau Anh về ,
 bước vô nhà thấy chị , còn tức nên vờ như không thấy , anh xách va li đi
 thẳng lên lầu , từ đó anh luôn giữ vẽ mặt lạnh lùng .. làm chị thấy .. " tự
 ái ghê gớm luôn ...

 Một hôm chị đang học thi tú tài bán , ban đêm ở trường thầy Hai Ngô về ,
 từ đường Nguyễn Huệ đạp xe về tới nhà chị cũng khá xa , vừa tới góc ngã ba
 hơi tối , xe chị tự nhiên trở chứng , phải dắt bộ về , đường tối chị thấy
 sợ ma ..
 Vừa đi vừa run , vậy mà xui khiến sao gặp anh , đang lái xe đi ngang mặt ,
 tài thật anh nhận ra chị ngay , và de xe ngược lại .... dù đang giận lẩy ,
 nhưng chị cũng để anh giúp , đem xe về nhà . Trên đường về anh không nói ,
 chị cũng không ...( đang hờn mát mà .)
 
 Gần tới nhà , Anh quay qua nhẹ giọng hỏi chị :... " sao em ghét tôi quá vậy
 ?? " .
 ... Bị hỏi thình lình , Chị ấm ớ : " Tôi đâu có ghét anh đâu ?."
 Anh nhìn vào mắt chị , ( trời ạ , tối thui , sao mắt anh ấy sáng thế , xanh
 biếc như hai vì sao ... )
 " .. thế sao em vẫn muốn tôi khóc , để em cười ... ? "
 Tự nhiên chị thấy lúng túng , .... May quá tới nhà rồi , chị cảm ơn , rồi
 vội vã xuống xe vào nhà , để anh ngẩn ngơ nhìn theo ....
 
 Đêm ấy lạ ghê , không ngủ được , chị cứ thấy đôi mắt như hai ánh sao của
 anh chập chờn trước mặt , lần đầu tiên chị mất ngủ về một chàng trai ...
 Sáng ra , trước khi đi học , chị có ý chờ xem có gặp anh không ? nhưng
 không gặp , đến giờ , chị phải lên lớp thôi . Chiều về chị cũng không gặp
 ... Ba chị nói , anh về nước có chuyện gấp ...
 
 Mấy ngày anh không có nhà , chị như người mất hồn , chị cứ ra vô ... , ăn
 ngủ không yên ... .... Lạ nhỉ , sao tâm trạng mình bất ổn như vậy ??
 
 Đến khi anh về , vừa thấy anh bước vô từ cửa , chị mừng như bắt được vàng ,
 ánh mắt long lanh , chị cười ... nói huyên thuyên . Anh bỏ xách đồ xuống ,
 rạng rỡ nhìn chị , âu yếm lắng nghe , và cuối cùng hỏi chị một câu lảng òm
 ...:

 " Bộ em nhớ tôi lắm hả ??? ... "

 Câu hỏi bất ngờ , làm chị khựng lại mấy giây , đỏ mặt ... như ăn trộm bị
 bắt quả tang ... mắt cỡ quá , ( sao anh ta có thể đọc được ý nghĩ của mình
 vậy nhỉ ??? ...) , chị vờ có việc ...
 kiếm đường dông lẹ ...
 
 Sinh nhật 17 tuổi của chị , chị mời bạn bè tới nhà chơi , một đám choai
 choai con nít , nói cười ầm ỉ.. Tới tối ... tiệc tan , lúc về phòng ở lầu
 hai , chị thấy anh đứng đó , trong bóng tối , chìa ra cho chị một bó hoa
 hồng , rồi anh bỏ đi ...
 
 Ôm bó hoa , chị hồi hộp ... Về phòng , cả đêm chị cứ ngắm bó hoa , từng
 cánh nhung mềm mại , đẹp ơi là đẹp , mở ra , trong cánh thiệp mỏng có bức
 thư ngắn kèm theo ... :

*" Em của tôi . Lần đầu gặp ... em đẹp như một bức tranh ..., Lần thứ hai
 gặp , em tinh quái như một con mèo ..., Lần thứ ba gặp , con mèo đánh cắp
 trái tim tôi .. Bây giờ ... tôi bắt đền ...em để trái tim tôi ở đâu ??? Tôi
 muốn xin em trả lại ...! *"
 
 Trời đất ! , phải làm sao đây , đọc xong bức thư , chị tái mặt ... lại cả
 đêm trằn trọc , sáng ra mặt chị trõm lơ , không dám ra khỏi phòng , lỡ gặp
 anh chàng thì biết ăn nói làm sao ..?? ..
 .
 Mối tình của chị bắt đầu như vậy ..., dễ thương , nhẹ nhàng ...
 
 ... Năm ấy , chị thi tú tài IBM lần đầu ở Qui nhơn , đậu ngay hạng bình ,
 Tràn đầy tự tin , chị xúc tiến thủ tục đi du học ...
 
 .... Nhưng một sáng mùa hè , năm 75 , Anh đi SG họp khẩn cấp và không trở
 về ... toàn bộ nhân viên ngoại giao được lịnh rút khỏi VN , Anh gọi điện
 thoại cho Ba chị , Xin Ông đưa cả gia đình đi , anh sẽ sắp sếp chuyến bay ,
 nhưng ba chị không chịu .
 Anh lại xin Ba chị cho cưới để đem chị theo , nhưng ba chị cũng không chịu
 , đời nào ông để con gái ông lấy Mỹ ?.
 
 Những chi tiếc này chị không hề hay biết , thấp thõm chờ , và lòng chị có ý
 trách , sao anh nở bỏ đi không một lời từ giã ...
 
 Biến cố 75 ập tới , Ba chị đi tù , ( Là nhân viên cao cấp bộ ngoại giao ) ,
 nhà cửa toàn bộ bị tịch biên hết , giất mộng du học của chị vỡ tan .
 Cả gia đình chị tan tác như chiếc lá rơi rụng cuối mùa , chị buồn đau một
 thời gian dài ...
 
 *... Rồi cũng gượng dậy giúp mẹ bôn ba , buôn bán nuôi đàn em dại . Hai vợ
 chồng tương đối hạnh phúc , nhưng lại gặp phải mẹ chồng khắc nghiệt , nên
 làm chị kiệt quệ tinh thần lẫn thể xác . Chị thất vọng về chồng mình , vì
 thấy anh rất sợ mẹ ... không giúp gì được cho chị , dù bụng mang dạ chữa ,
 chị cũng phải quần quật không khác gì con sen , nên với chồng chị có phần
 oán trách , và tình cảm chị dành cho chồng , do đó phai nhạt ít nhiều . *
 *Đứa con gái ra đời , cũng không cứu vãn được vấn đề ... , Mẹ chồng lúc
 nào cũng bóc bạch , hà khắc , chị cô đơn trong gia đình chồng , đến nổi có
 lần chị xin chồng ly dị , vì thấy mình khổ quá quá không chịu nỗi ... nhưng
 rồi ... chị phát giác mình mang thai đứa con thứ hai ..*
 Đành vậy , có những lúc buồn , chị ôm con mà nhớ quay quắt về anh , với
 những thương yêu củ , sau này chị đã biết rõ câu chuyện do ba chị trước khi
 đi tù , đã kể lại với giọng ân hận ... " .... Biết vậy Ba gả con cho nó .."

 
 Khi chị biết anh , đã tìm đủ mọi cách có thể ... để đưa chị đi . Nhưng tình
 trạng hỗn loạn lúc đó , anh không làm sao hơn được , thì chị tin chắc anh
 cũng đau lòng như chị , khi phải đành đoạn mà xa nhau ...và chị chấp nhận
 số phận , không còn oán trách anh nữa.
 *Sau đó không lâu , có một người lạ mặt tới đưa cho má chị ít tiền và địa
 chỉ & số điện thoại của anh bên Mỹ . Chị cầm đọc , mà hai hàng nước mắt
 chảy dài , chẵng biết để làm gì , nhưng chị vẫn cất kỹ số điện thoại và địa
 chỉ của anh , để thỉnh thoảng lấy ra nhìn , mà buồn vời vợi .*
 
 
 *Mang thai lần này chị yếu hẳn , thai 7 tháng mà bụng chị nhỏ xíu , chị gầy
 , khô như que cũi , nhìn vô gương chị không nhận ra mình , đứa con gái xinh
 đẹp , nhí nhảnh , năng động năm xưa ... đâu rồi nhỉ ?. ..... Thình lình ,
 một tối chồng chị về , mẹ con rầm rì to nhỏ .. có chuyến đi vượt biên . Mẹ
 chồng muốn mẹ con chị ở lại , để chồng chị đi một mình . Nhưng anh
 không chịu , đi thì phải đi cùng , lần đầu tiên chị thấy anh cương quyết
 ... , cuối cùng mẹ chồng nhượng bộ .. vậy là vợ chồng , con cái chị ,
 dắt díu nhau ra khơi .*
 
 Tàu gặp bão , giông tố tưởng đã nhấn chìm con tàu mấy lượt , vậy mà trời
 thương , may sao chiếc tàu rách nát vẫn còn tiếp tục chạy ... Nhưng mấy hôm
 sau nữa .. thì ... máy hư , hết nước , hết thức
 ăn , lênh đênh vô định trên biển ...
 Môi nứt nẻ , rướm máu , sức làn lực kiệt .... mấy lần chị hôn mê tưởng
 chừng không bao giờ tỉnh lại , trong cơn mộng mị ... , chị thấy mình về lại
 ngày mới lớn , vui tươi , nhí nhảnh bên anh , những ngày lãng mạn ... tươi
 đẹp ... nhuộm xanh cả bầu trời ...
 *... hình như giấc mơ đã giúp cho chị thêm chút sức lực , và .... trời
 thương , đã có lúc chị thấy mình mở mắt , để thấy đứa con gái bé bõng ngủ
 vùi trong lòng mình , và đứa con trong bụng có lúc quẫy đạp*
 
 * . **Có lẽ nhờ đó, mà ý chí cầu sống trong chị trỗi dậy mạnh mẽ ..., Nhưng
 tới lúc gặp được tàu cứu thì chị một lần nữa chìm sâu vào hôn mê ...*
 *Không biết bao lâu , khi chị tỉnh dậy , thấy mình đang nằm trong bịnh xá
 xa lạ , thần trí hoang mang , mơ hồ , chị hỏi đây là đâu ? . Qua người y tá
 bản xứ , chị biết đây là một đảo thuộc Mã lai .*
 *Biết mình đã tới bến tự do , nhưng quá **y**ếu , chị lại hôn mê , trước
 khi ngất , không hiểu sao .. .. trong tiềm thức , như một lời trăn trối ,
 chị rút cái địa chỉ , dấu trong lai áo , đưa cho tên y tá , nhờ đánh dùm
 điện tín cho người này , nói chị đang ở đây ...*
 *Qua hôm sau , trong cơn thập tử nhất sinh , cái thai có triệu chứng sinh
 non , mà chị lại quá yếu , Bác sĩ đang lo lắng , không biết có cứu nỗi cả mẹ lẫn con không ? ..
 Trong cơn mê , chị nghe tiếng khóc của chồng , và cảm giác ... hơi ấm bàn
 tay nhỏ nhắn của đứa con gái bé bõng vuốt ve trên mặt ... chị như được được
 hồi sinh lần nữa ... *
 *Bác sĩ quyết định mổ*
 
 
 
 *Như cơn gió lốc.. Anh của những ngày tháng cũ , vẫn cao gầy , tướng thư
 sinh , tuy khuôn mặt bơ phờ , mái tóc nâu rối bời , và cặp mắt xanh lơ ,
 giờ đã không còn sáng như hai vì sao nữa , bởi từ lúc nhận được điện tín ,
 liên lạc được với Liên hiệp quốc để xác minh , anh đã không hề chợp mắt ...
 .. Chuyến bay tốc hành đã đưa anh tới đảo nhỏ này , và giờ dây , Đứng nhìn
 chị bé bõng ... hôn mê trên giường bệnh .*


 *... Đừng nhìn em nữa anh ơi .... Hoa xanh đã phai rồi .... Hương trinh đã
 tan rồi** ( PD) *
 *.. Trước khi đi qua đây , trong đầu anh không hề nghĩ tới chị đã có chồng
 , con , và một đứa nữa sắp chào đời ...*

 *Đứng đó nhìn chị ..., Anh đau đớn , Xót xa ... hôm qua nay đầu óc Anh tràn
 đầy xúc động ..., anh véo tay mình mấy lần , để chắc , đây không phải là
 một giấc mơ .*
 *... **Kiếp nào có** y**êu nhau... thì xin hẹn đến mai sau..** ( PD )*
 
 *.. Khoảnh khắc , đau đớn , ngỡ ngàng rồi cũng qua đi , Anh thảo luận với
 bác sĩ , nói chuyện với chồng chị , ... giới thiệu sơ về mình , và anh khẩn
 cấp liên lạc bệnh viện lớn nhờ giúp đỡ .*
 
 *Ngay ngày hôm đó chị được trực thăng , chuyển về bịnh viện lớn ở thủ đô ,


 với sự chăm sóc đầy đủ nhất . Cùng ơn trên gia hộ , chị được cứu sống , cả
 mẹ lẫn con *
*.*.. Biết chị đã vượt qua cơn nguy hiểm , lòng anh rộn rã . Đứng bên
 ngoài phòng , nhìn đứa bé gái sinh non , nhỏ như con chuột , đỏ
 hõn , ngo ngoe trong lồng kính , cảm giác tràn ngập thương yêu như
 chính con mình . Anh ngỏ lời với chồng chị , xin làm cha đỡ đầu của
 đứa bé ..*
 
 
 *Trước hôm về lại Mỹ , Anh & Chị .... lần đầu nói chuyện trực tiếp với nhau
ở bệnh viện , khi chị đã tỉnh táo ... .. Bên giường bệnh ..., nhìn chị , ốm
 xanh như chiếc lá . Ánh mắt yêu thương , anh như ngàn lời muốn nói ..,
nhưng anh biết , .. có rất nhiều điều cần phải giữ lại cho riêng mình ... *
 
*... Chị nhìn anh ... cảm kích ? , biết ơn ?. Những thứ này có nghĩa gì với
 những điều chị đang chất chứa trong lòng , Nhưng cũng như anh , chị
 biết ... mình không thể nói , hay biểu lộ ra những gì mình đang nghĩ ... ,
 tự nhủ lòng ... phải quên thôi ... !*
 
 *Ánh mắt nhìn nhau ... thăm thẳm như biển sâu , chị chỉ nói được một câu
 ...: ... " Em xin lỗi ....."*
 
 
 
 
 * Có những niềm riêng một đời dấu kín .. Như rêu như rong đắm trong biển
 khơi Có những niềm riêng một đời câm nín Nên khi xuôi tay còn chút ngậm
 ngùi ...*
 
 *( LTH ) **T*
 *rước lúc chia tay , anh trao riêng cho chồng chị một phong bì , bên trong
 có một xấp tiền mặt . Chồng chị tự ái , không nhận , nhưng Anh cứ bắt chồng
 chị phải nhận , anh nói : " cứ coi như tôi cho mượn , sau này , anh có ...
 thì trả lại cho tôi ..."*
 
 
 ... Bốn tháng sau , giữa năm 80 gia đình chị chính thức định cư ở San jose
 , Ca ...
 
 Thời gian qua nhanh ... , hai năm sau đó , chị có thêm một thằng cu Tí ra
 đời , nhìn ba đứa con , ngày mỗi lớn , Chị giờ đã bình thản hơn , sóng gió
 trong lòng đã dịu đi nhiều .
 Mổi năm đến ngày lễ lớn , hay sinh nhật của từng đứa con chị , Anh đều gởi
 thiệp , gởi quà . Nhưng hai bên không ai nói chuyện trực tiếp , chị thấy
 vậy cũng tốt , thôi thì ... cố coi như " .. chỉ là giấc mơ qua ".. !
*Hai vợ chồng chị đều đi học lại , có nghề nghiệp ổn định và đời sống kinh
 tế vững vàng . Món tiền 7 ngàn dollars năm xưa , chồng chị gởi trả lại cho
 Anh sau 3 năm tới Mỹ ..*
 *... *
 
 *Nợ tiền đã trả được ... nhưng nợ tình thì sao ??. Có một đều làm chị bức
 rức là anh không lấy vợ , 40 tuổi anh vẫn sống độc thân ....công việc của
 anh đi nhiều , và anh lấy công việc , bận rộn làm vui ..*
 
 *Mẹ anh thỉnh thoảng nói chuyện với chị qua điện thoại , Bà thương chị như
 con , dù chưa bao giờ gặp ... tuy nhiên bà biết mặt chị , qua tấm hình
 trong phòng anh . *
 *Những gì bà ấy nói , thường làm chị buốt nhói trái tim , làm chị cảm động
 đến khóc được , và qua bà , chị biết được toàn bộ cuộc sống của anh ...*
 *Hai người đàn bà , cùng nắm giữ trái tim một người đàn ông . Chị gọi bà
bằng Mẹ , các con chị gọi bà là bà Ngoại ... *
 *Một chiều mùa thu , Bà gọi cho chị biết Anh đang bịnh nặng . *
 *Chị muốn đi thăm lắm , nhưng công việc làm đang có tính cách bó buộ**c**
 , hơn nữa có những lý do tế nhị , chị không đi được .** Chị chỉ có thể gởi
 một bình hoa thật đẹp vào bệnh viện cho anh .*
 Hôm biết anh xuất viện , chị gọi điện thăm , nhưng anh còn yếu , chưa nói
 chuyện được . Mẹ anh , vừa khóc , vừa nói vớí chị :
 .. Con biết không ? .. bà con , bạn bè , đồng nghiệp gởi hoa tới bệnh viện


 rất nhiều , nhưng cho đến lúc xuất viện , ngồi trên xe lăn , còn rất yếu
 .... mà nó chỉ ôm khư khư bình hoa của con , đem về nhà ... để trên đầu
 giường ..."
 
 
 
 

 Chị ... rớt nước mắt .... thương anh .!
 Hai năm sau .. đang giờ làm việc ... mẹ anh gọi báo tin anh hấp hối ..,
 cuộc giải phẫu tim không thành công .
 Chị bỏ hết công việc lên thăm anh lần cuối , đi cùng chị có con bé giữa ,
 đứa bé năm nào nhờ anh mà được sống sót ...

 Nhìn anh thoi thóp trên giường bệnh , chị khóc như chưa bao giờ được khóc ,
 lần đầu cũng là lần cuối , chị khóc thương cho tình yêu của Anh và chị .
 Khóc thương cho người đàn ông , đã yêu chị bằng một tình yêu bền bĩ , không
 bao giờ ngưng nghỉ .... chưa hề đòi hỏi ở chị một điều gì ...!
 
 Trong một lúc hiếm hoi , tỉnh táo , anh bình thản , nhìn chị với ánh mắt
 tràn ngập thương yêu ... mĩm cười , bảo chị đừng buồn , đời sống có sinh ,
 có tử . Anh cám ơn thượng đế , đã cho anh gặp
 ... và yêu chị ...
 Chị đau đớn nghẹn lời , cũng chỉ nói được một câu ... " Em xin lỗi .."
 ... Ánh mắt xanh lơ , cái nhìn đằm thắm , anh thu hết tàn lực nói với chị
 rằng :
 
 ... " Nếu có kiếp sau , em đừng nói câu xin lỗi .."
 Đám tang anh vào một ngày đầu đông ..... buồn . Anh hưởng dương 46 tuổi
 

 
 
 *chúng ta sẽ không tao phùng được nữa*
 *Mộng trùng lai không có ở trên đời *
 *Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi *
 *Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó... .....**..( BG) *
 
 
 *C*hị trở về cuộc sống thường ngày , thế gian này từ nay thiếu vắng anh ...
 nhưng trong lòng chị , anh vẫn có một chỗ .... đặc biệt dành riêng ...
 Ba tháng sau đám tang anh , chị nhận được thư mời của luật sư .., sẵn dịp
 chị bay lên thăm mẹ anh , bà đã già đi nhiều ... sau cái chết của con . ...
 Hôm mở di chúc của anh , chị mới biết , cả ba đứa con chị , đều có phần
 trong tài sản của anh để lại , số tiền không nhiều , nhưng dư đủ cho cả ba
 đứa , vào học những trường đại học danh tiếng nhất ...
 
 
 
 Chiều tàn ... bên ngôi mộ anh , chị lặng lẽ thầm thì những lời thương yêu
 ... mà lúc anh còn sống , ... chị đã không thể nói ... ... Theo gió ... chị
 gởi tới anh , những lời tình muôn thuở của một tình yêu , mà chị biết ,
 kiếp này và... cho tới kiếp sau chị vẫn ao ước được có , cũng như được gặp
 lại ..
 
 
. .... văng vẵng bên tai chị nghe ... có tiếng anh thì thầm "... Nếu có
 kiếp sau , xin em đừng nói câu .." Xin lỗi "
 
 *Tóc mai sợi vắn sợi dài *
 *Lấy nhau chẵng đặng , thương hoài ngàn năm* *( PD )*


tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty Re: NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by tho than tho Mon Nov 03, 2014 5:50 am

Tình Thiên Thu.
Tình đẹp, thanh cao như trăng sáng,
Trọn đời ghi nhớ bóng hình anh,
Một người ở lại bao sầu tiếc,
Người đi có hiểu nổi lòng em,
Xin người nhận lấy lời chưa trọn,
Kiếp sau xin tiếp trọn ân tình,
Giờ em vò vỏ tim côi cúc,
Nhớ mãi tình anh đến cuối đời.
Vũ Phi Vân. 03/11/2014

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty Re: NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by tho than tho Tue Feb 24, 2015 5:03 am




Mối Tình quê


Xẻo Mây là tên của một cái xóm nằm dọc theo một bờ sông lớn ở miền Tây. Người dân ở đây không làm ruộng như những vùng lân cận mà chuyên về làm vườn trái cây. Nhờ vào địa thế được phù sa bồi đắp vùng này nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon được thương lái ưa chuộng.
Ở xóm này hỏi nhà bác Tám Tàng thì ai cũng biết, người ta biết đến bác vì nhiều thứ lắm. Đầu tiên là chuyện làm vườn, cũng giống cây như nhau phân bón và đất đai như nhau nhưng vườn trái cây nhà bác luôn trĩu cành và trái luôn lớn hơn.
Chẳng những vậy bác còn biết theo kịp thị trường vì luôn trồng những giống mới lạ. Điều thứ hai là căn nhà cổ do ông bà truyền lại có tuổi thọ trên cả trăm năm bây giờ dù có bạc tỷ cũng không thể xây cất được. Ngoài ra sở thích của bác là cây kiểng, bon sai và hoa mai. Bác có hơn trăm gốc mai bày đầy trước sân giá mỗi gốc rẻ rẻ cũng chục triệu. Nhiều người khắp nơi tìm đến để mua bán hoặc trao đổi kinh nghiệm. Có khi là nhờ bác nhận chăm sóc bảo dưỡng những cây mai của họ, thuận theo tự nhiên bác giàu nhất nhì ở cái xóm này. Bà con xóm giềng ai cũng quý mến kính trọng bác bởi bác đối xử chan hòa thân ái với tất cả mọi người trừ một người là bác Ba Hữu nhà bên xóm Cù Lao ngay trước mặt đi ghe chừng mười lăm phút là tới.
Theo lời người lớn kể lại hồi lúc trước ở trên xóm chợ có tiệm vải Hải Hưng. Ông chủ tiệm người Hoa có cô con gái tên ba Hương, lai giữa hai dòng máu nên cô xinh đẹp nổi bật hơn nhiều cô gái khác. Cô thường ra sạp trái cây ngoài chợ của mẹ bác Tám để mua và gặp bác ở đó. Theo lời bác cô ba Hương thương bác vì tính hiền lành chịu khó, họ cũng hò hẹn được đôi ba lần.
Chuyện tình đang tiến triển tốt đẹp thì bác ba Hữu xuất hiện. Bác Ba là dân Sài Gòn con nhà giàu ăn học đầy mình về thăm ông bà nội của mình cách nhà cô ba Hương không xa. Thời con nít những lúc bãi trường bác Ba đều về quê chơi với ông bà nội, hai bác từng chơi chung những trò chơi con nít với nhau. Không lâu sau cô ba Hương lơ là với bác Tám khi bác tra hỏi cô bảo ba cô muốn gả cô cho bác ba Hữu vì có tương lai hơn sau này, ba Hữu cũng rất yêu thích cô. Giận thằng bạn đã biết mình thích ba Hương mà con nhảy vô giành giật, bác Tám hẹn bác Ba ra nói chuyện, nói qua nói lại kiểu gì rồi đánh nhau một trận. Kẻ sặc máu mũi người phun máu đầu, may mà lối xóm kịp can ngăn.
Không bao lâu cô ba Hương đi lấy chồng nhưng không phải lấy một trong hai bác mà lấy ông bác sĩ ở Mỹ Tho.Trước khi đi lấy chồng cô còn bỏ lại câu giải thích là không muốn sứt mẻ tình bạn của hai người nên lấy chồng gấp và không yêu thương. Năm 1975 cô cùng gia đình chồng di tản sang Mỹ và không một lần trở về thăm chốn cũ.
Sau 1975 gia đình bác Tám không thay đổi gì nhiều bác vẫn dựa vào đất mà sống, chỉ khác là bác có vợ cùng ba đứa con và ngày càng giàu hơn. Bác Ba Hữu không được như vậy, gia sản bị tịch biên bác trở về nương nhờ vào vườn đất hương hỏa của ông bà. Khổ nổi dân phố thị như bác biết gì về trồng trọt, nghe đâu bác lấy một cô thôn nữ trong xóm sinh được ba người con, một trai hai gái. Cuộc sống cũng tạm gọi là hạnh phúc đầm ấm. Hơn chục năm trước vợ bác mất đột ngột vì tai nạn giao thông khiến bác phẫn chí suốt ngày vùi đầu vô rượu, cách đây không lâu sau một lần trúng gió mém chết bác mới chịu bỏ rượu. Nhà cửa do anh con trai lớn tên Hai Đực lo toan gánh vác, học vừa xong cấp hai anh phải nghĩ học để lo cho hai cô em gái nhỏ. Nhờ anh khéo xoay sở nên cuộc sống cũng đủ ăn đủ mặc không thiếu thốn. Công việc chính của anh ngày hai buổi làm tài công lái chiếc đò chở khách từ cù lao sang xóm chợ và ngược lại. Thời gian còn lại vun bồi trồng trọt cây trái.
Bác Tám Tàng chẳng những nóng tính mà còn giận dai vô kể, bao nhiêu năm đã qua nhưng bác không quên mối hận xưa chỗ nào có mặt bác Ba Hữu là không có bác. Lâu dần xóm giềng ai cũng biết nên hễ nhà nào có đám cưới thì họ mời hai bác khác giờ. Cúng đình thì người đi buổi sáng người đi buổi trưa. Đang ngồi ăn hủ tiếu mà thấy bác Ba Hữu ghé vô thì bác để tiền lên bàn giũ áo cái rẹt đứng lên bỏ đi liền.Trên đường làng mà gặp thì bác rẽ lối khác mà đi.Tuy nhiên bác lại phân biệt rất rõ oan có đầu nợ có chủ, ghét bác Ba là ghét nhưng anh Hai Đực thì bác coi như bao cậu con trai khác. Anh chơi khá thân với người con trai thứ hai của bác, tới lui như con cháu trong nhà
Hận ngày xưa mình bị lép về vì cái sự dốt, bác nung nấu ý định cho con cái ăn học thành tài mới chịu. Chắc trời không chìu lòng người hai anh con trai lớn của bác đi học toàn đội sổ, ở lại lớp ba bốn lần thi chuyển lên cấp ba rớt như sung rụng. Dù không muốn bác cũng ngậm ngùi để họ theo nghề làm vườn như mình. Nhưng cô con gái út của bác tên Út Nhung thì khác, cùng một mẹ một cha sinh ra mà cô xinh đẹp ngộ nghĩnh từ nhỏ. Con gái ở quê mà da cô trắng hồng tướng tá đẹp không thua mấy cô người mẫu hay hoa hậu trên tivi. Chẳng những như thế cô học rất giỏi nhất nhì trường chớ chẳng chơi, khỏi nói bác Tám cưng cô nhất nhà .
Những lúc trà dư tửu hậu bác thường nói với mấy ông bạn mình rằng cái khiến bác nổi tiếng nhất chính là có cô con gái út ấy. Chuyện đó thì hẳn nhiên rồi xứ này có cô nào bằng Út Nhung nhà bác về sắc lẫn tài. Chả thế mà bác bước ra đường thì thanh niên từ xóm chợ tới xóm vườn gặp bác là cúi chào rất lễ phép, bác biết đám thanh niên ấy muốn ghi điểm trong mắt bác. Bác vẫn thường dặn con gái mình lấy lễ nghĩa khiêm tốn làm đầu cũng như bảo ''con thương đâu gả đó'' nhưng thật bụng thì sức mấy bác gả cho đám thanh niên xứ này. Huống hồ chi nhà bác dư dả giàu có thì đâu lo không môn đăng hộ đối với ai.
Học hết cấp ba Út Nhung lên Sài Gòn học tiếp Đại Học chuyên ngành du lịch cô chăm chỉ học hành không trai gái yêu đương. Nhằm dịp nghĩ lễ cô về thăm nhà như thường lệ, đúng ngày đó có chiếc xe hơi biển số Sài Gòn chở vài người đàn ông ghé nhà cô để xem và mua một gốc mai quý. Trong nhóm họ có một người tên Quang độ ba mấy tuổi nhìn rất phong độ trí thức. Nhất là cặp kính trắng của anh ta đeo khiến cho anh ta giống y chang mấy diễn viên Hàn quốc mà mấy bà nội trợ thường xem. Trí thức là đúng rồi anh ta hiện là giảng viên của một trường đại học ngoài ra còn là tiến sĩ từng du học ở Mỹ hẳn hoi.
Lúc Út Nhung bưng mâm trà ra mời khách như thông lệ anh ta hỏi thăm cô học ở đâu, khi cô lên Sài Gòn anh ta tìm tới. Hẹn hò cách nào và tìm hiểu ra sao không ai biết? Chỉ biết vài tháng sau nhà anh ta nhờ mai mốt đến ngỏ lời. Đám hỏi được tổ chức cách đó không lâu, đám cưới thì chờ khi Út Nhung ra trường sẽ cử hành.
Ba tháng sau ngày đám hỏi bác Tám bỏ tiền ra mua liền một căn nhà trị giá mấy tỷ bạc ở Sài Gòn để dành sau này làm của hồi môn cho con gái. Mọi chuyện đang tốt đẹp bỗng một buổi chiều trên đường từ nhà vị hôn phu trở về nhà mình Út Nhung không làm chủ được tốc độ lao chiếc xe máy lên lề đường rồi đâm vào một bức tường. May mắn là tay chân không bị tật nguyền hay chấn thương gì nghiêm trọng nhưng khi tỉnh dậy Út Nhung trở nên ngớ ngẩn và chẳng nhận ra bất cứ ai. Ban đầu ngỡ cô bị hoảng loạn sau hai ba ngày sẽ hết nhưng chẳng những cô không hết mà còn nghiêm trọng hơn.
Đưa cô qua bên viện tâm thần khám nghiệm họ chụp hình rồi làm đủ thứ xét nghiệm kiểm tra cuối cùng vẫn không biết nguyên nhân, hồ sơ bệnh án tất cả đều khoẻ mạnh bình thường. Gần nửa năm trời chạy tây y không hết gia đình cô định chuyển sang chạy đông y. Mọi chuyện càng rối hơn khi dì chín Nhành ở gần nhà Út Nhung nói với ba má cô rằng có khi nào cô bị người cõi âm quấy phá không? Bằng chứng là cô tuy ngớ ngẩn nhưng không làm gì hại ai cô chỉ ngồi lảm nhảm khóc cười với cái bóng của mình, hành xử ngô nghê như trẻ con lên tám lên mười. Lời dì Chín nói không phải là không có lý nơi cua quẹo cô bị tai nạn trước đó từng có nhiều người chết vì tai nạn giao thông. Biết đâu có con ma vu hồn nào đó nhân lúc cô té xuống rồi nương dựa vào thân xác. Bác Tám xưa nay không tin những chuyện dị đoan nhưng có bệnh thì vái tứ phương, cách nào cũng thử miễn sao cho Út Nhung nhanh chóng khoẻ mạnh là được.
Lúc trước vị hôn phu của cô còn năng tới lui thăm viếng nhưng một lần ngồi ăn cơm lúc bác Tám gái sơ ý quay lưng đi Út Nhung bèn bưng cả nồi canh cùng mẻ cá kho đổ hết vô nồi cơm rồi thò tay quậy lên như cháo heo. Trong khi bác Tám gái la trời ơi đất hỡi thì cô vẫn vô tư đưa bàn tay bốc ăn ngon lành, từ lần đó vị hôn phu của cô lợt lạt hẳn đi. Nhiều lúc bác Tám tự hỏi con gái nhờ đức cha, bác sống ngay thẳng không gạt gẫm ai không trai gái đàng điếm. Tại sao trời không thương bác gieo chi cái bệnh điên khùng xuống đứa con gái mà bác hết lòng kỳ vọng yêu thương bởi vậy bác Tám nóng lòng từng ngày chuyện trị bệnh cho con mình.
Ngay thời điểm đó con dâu lớn của bác có mang đứa con đầu lòng, cái thai yếu nên cô xin về nhà cha mẹ ruột dưỡng thai, chồng cô dĩ nhiên là ở bên cạnh để chăm sóc vợ. Anh con trai thứ hai thật thà xưa nay không lường được những thói đời hiểm sâu. Sức người có hạng một mình bác Tám không thể lo hết chuyện nhà chuyện cửa và chuyện đưa con đi trị bệnh. Bác muốn con mình thử trị bệnh ở bất kỳ phương pháp nào nhưng bác cũng thừa biết có nhiều kẻ núp danh đồng bóng hay trị bệnh để lợi dụng những con bệnh là đàn bà con gái. Đúng lúc đó anh hai Đực xin thưa chuyện cùng bác, anh nói:
- Xin bác giao Út Nhung cho con, con thương em ấy như em út trong nhà mình, con chạy ghe bao năm quen biết nhiều người con hỏi một tiếng thầy bà gì người ta cũng chỉ giúp. Đường xá gì con cũng rành rẽ nhanh nhẹn hơn Ba Tài (anh trai Út Nhung). Người xấu tốt con nhìn được, con hứa với bác là con không để Út Nhung xảy ra bất cứ chuyện gì. Bác không cần e ngại gì hết chừng nào Út Nhung hết bệnh bác thưởng tiền thưởng đất cho con cũng chưa muộn .
Hai Đực bắt đầu tháng ngày chạy chữa bệnh cho Út Nhung. Nghe đồn nơi nào thầy hay bà giỏi, am miễu linh thiêng hay thuốc nam thuốc bắc gia truyền gì anh cũng lặn lội dẫn Út Nhung tới. Đáp lại nổ lực của anh bệnh tình cô vẫn không khá lên.
Sáu tháng sau vị hôn phu của cô chính thức từ hôn.
Bác Tám tuy hiểu lỗi con mình bệnh hoạn không trách được người ta nhưng mà bác buồn, không phải buồn vì anh ta từ hôn mà buồn về lòng người. Mới hôm nào khi Út Nhung vừa bị tai nạn anh ta vật vã tự trách mình là nếu hôm ấy mình đưa Út Nhung về thì đâu xảy ra cớ sự. Cũng chính miệng anh ta bảo dù cô thế nào vẫn bỏ rơi cô và không thay đổi ý định cưới cô làm vợ. Vậy mà vừa mới đúng một năm tính từ ngày Út Nhung gặp tai nạn thì anh ta từ hôn.
Mặc kệ chuyện Út Nhung bị từ hôn cùng những lời xầm xì của những kẻ rảnh rỗi rằng bệnh cô không thể trị hết, do cái hồn đã bị bắt đi chỉ còn cái xác vật vờ. Hai Đực vẫn kiên nhẫn ngược xuôi tìm thầy tìm thuốc và dẫn Út Nhung đi chữa bệnh mà không hề có chút nản lòng.
Một ngày bác Tám nhờ Hai Đực qua ngủ trông nhà giúp ba ngày, bác và anh trai Út Nhung đi dự tiệc cưới của cháu ruột bên miệt Cần Thơ. Buổi tối Hai Đực giăng mùng ngay hàng hiên trước sân để ngủ tiện thể trông luôn đám cây kiểng trước sân. Đêm đầu tiên mọi chuyện đều bình thường, tới đêm thứ hai khi anh đang ngon giấc chợt có đôi bàn tay đẩy mạnh anh vào phía trong. Mắt nhắm mắt mở chưa tỉnh ngủ anh đã nghe cái giọng quen thuộc của Út Nhung:
- Anh Hai xích vô cho Út nằm với ...
Hai Đực lồm cồm ngồi dậy vơ vội cái áo thun treo mé đầu giường tròng vô người. Sau đó anh nhảy ào ra khỏi mùng, đưa tay cuốn vội cái mùng lên giọng anh hốt hoảng:
- Đừng .... đừng Út, Út không ngủ ở đây được Út vô nhà nhanh đi Út lỡ ai mà trông thấy thì ảnh hưởng danh tiết của Út hết. Sao Út không ngủ mà đi ra đây?
Út Nhung ngước đôi mắt vô hồn nhìn anh hỏi lại câu cũng vô nghĩa như đôi mắt ấy:
- Danh tiết là gì vậy có ăn được hông, ngon hông? Út ngủ hổng được, Út muốn ra đây đếm sao, má Út dạy ngủ không được đếm hết sao trên trời là sẽ ngủ được. Nhà Út, Út muốn ngủ ở đâu thì Út ngủ mắc mớ gì anh Hai đuổi Út anh Hai xấu lắm Út ghét anh Hai, Út không chơi với anh Hai nữa...
Vừa dứt câu thì Út Nhung nhổm dậy dùng dằng bỏ chạy ra cái ngõ phía trước nhà, Hai Đực xỏ chân nhanh vô đôi dép rượt theo cô, theo hướng chạy của cô Hai Đực đoán Út Nhung chạy ra mảnh vườn nhà cặp mé sông. Khi anh chạy ra tới đã thấy Út Nhung đang đứng trên cây cầu xi măng bắt ra sông, cô nhìn chăm chú xuống nước và hình như đang muốn nhảy xuống. Hai Đực chạy nhanh tới xốc ngang eo và cố kéo cô lại Út Nhung quay lại cào cấu lên người Hai Đực liên hồi miệng lảm nhảm:
- Buông Út ra để Út xuống tắm với bạn Út tụi nó đang đợi Út kìa buông Út ra nhanh lên
Lúc kéo được Út Nhung lên hướng bờ thì Hai Đựa lại một phen đỏ mặt tía tai nguyên hàng cúc áo trước Út Nhung đã mở ra hết từ khi nào. Dưới ánh trăng những mảnh da thịt và phần ngực trần trở nên đẹp một cách ma mị quyến rũ. Hai Đực ấn Út Nhung ngồi xuống, anh xoay mặt ngang đi tránh nhìn vào người cô, đôi bàn tay run rẩy khi cố cài lại từng cúc áo cho cô, giọng anh nài nỉ:
- Út ngoan nghe lời anh vô nhà ngủ đi mai anh đi mua kẹo bông gòn cho Út ăn, Út không được xuống sông tắm một mình biết chưa nguy hiểm lắm. Dù Út lội giỏi cở nào cũng có thể bị đuối mùa này nước đổ về rất mạnh
Út Nhung ngồi phụng phịu như đứa con nít rồi rưng rức khóc dỗi hờn:
- Anh hổng thương Út anh ghét Út hổng cho Út xuống tắm với bạn còn bắt Út uống thuốc đắng còn dẫn Út đi cho người ta đánh. Bữa kia bà thầy ở Xóm Miễu dùng roi đánh Út ở đây nè đau lắm, anh đừng có dẫn Út đi gặp họ nữa được không?
Anh Hai Đực cầm cánh tay chỗ Út Nhung chỉ bị bà thầy dùng roi trừ tà đánh khẽ xoa xoa nhẹ. Anh đưa tay vén mái tóc của cô gọn gàng qua một bên, tiếng anh nhẹ như gió thoảng:
- Sao mà không thương Út, anh thương Út từ hồi Út mới mặc áo dài đi học ngoài trường cấp ba kìa nhưng anh không có dám nói, anh biết Út hổng bao giờ để ý tới anh. Út đẹp Út giỏi nhất xứ này bác Tám coi Út như ngọc như ngà, anh cái gì cũng tầm thường thì làm gì có chuyện bác gả Út cho anh. Huống hồ chi ai cũng biết ba anh với bác Tám bao năm nay như kẻ thù, anh mà để lộ ra thì bác sẽ cấm cửa không cho anh tới lui mà Út cũng sẽ xa lánh anh. Không sao hết Út hạnh phúc là anh vui rồi, anh đâu có muốn bắt Út uống thuốc đắng, đâu có muốn lôi Út đi đầu này xóm nọ trị bệnh để Út phải chịu cực. Anh muốn Út hết bệnh, nghe người ta gọi Út bằng Út Khùng anh đau lòng lắm.
Anh muốn Út khoẻ mạnh như xưa lấy tấm chồng xứng đáng rồi sống hạnh phúc như bao người, dù Út thế nào thì trong mắt anh Út vẫn không thay đổi. Anh sợ ba Út nghi ngờ không chịu cho anh dẫn Út đi trị bệnh nên anh phải nói đở là ham tiền thưởng, Út ngoan nghĩ công anh, Út chịu khó uống thuốc cho mau hết bệnh là được.
Nước mắt vẫn đọng quanh mi nhưng Út Nhung lại bật cười khanh khách như đứa trẻ thơ. Cô ngã người ra sau đầu dựa vào vai Hai Đực, hai cánh tay mát rượi vòng quanh cổ anh như đứa trẻ cô tỉ tê:
- Út bệnh gì vậy rồi lỡ Út hổng hết bệnh luôn thì sao? Anh Hai nuôi Út luôn được hông? Lâu lâu là Út nghe mấy đứa bạn rủ Út ra đây tắm Út nhớ anh Hai có dặn không được như vậy nhưng tụi nó rủ hoài hà. Út hổng đi thì nó nhéo Út đánh Út, Út sợ lắm hay anh Hai ở cạnh Út hoài đi tụi nó sợ anh Hai có anh Hai tụi nó không dám ăn hiếp Út .
Mất cả tiếng đồng hồ trì kéo dỗ dành lẫn dọa nạt Út Nhung mới chịu nghe lời Hai Đực đứng lên đi vô nhà ngủ. Nhìn bóng cô khuất sau cách cửa Hai Đực mới thở phào nhẹ nhõm mà trở lại chỗ ngủ của mình nhưng mà anh có ngủ được gì đâu, anh gác tay lên trán nhìn ra khoảng không trước mặt hình như suy nghĩ chuyện gì quan trọng lắm.
------
Một tháng sau....
Đầu đêm hồi hôm bác Hai Ánh ghé qua nhà bác Tám Tàng, uống non ly trà bác Hai tằng hắng nói tin động trời. Bác được ba Hữu nhờ cậy làm mai mối hỏi Út Nhung cho Hai Đực.
Trong khi bác Tám gái mặt mày xanh mét lo ông chồng nóng tính của mình sẽ làm ầm lên và tống cổ ông khách kia về thì bác Tám trai chỉ im lặng cầm thật chặt cái uốngly trà như muốn bóp vụn nó ra vậy. Bác Hai Ánh nhỏ nhẹ:
- Chú biết tính anh xưa giờ không nhúng tay vô ba cái chuyện mà thiên hạ gọi '' bốn cái ngu''. Nhất là ai cũng biết ân oán giữa chú với Ba Hữu nhưng anh vẫn nhận lời làm ông mai.
Anh vì hai đứa nhỏ Hai Đực là đứa không tệ, nhà ai có chuyện khó khăn nó đều xông xáo nhảy vào giúp đở nhiệt tình, chú biết rõ mà phải không?
Giao Út Nhung cho nó thì không lo nó bạc đãi con nhỏ, chuyện hồi xưa đừng có trút lên đầu tụi nhỏ. Anh đánh tiếng dùm thôi chú không cần trả lời anh chú cứ suy nghĩ kỷ trước đã. Sáng mai Ba Hữu nó qua đây, gả hay không hai chú cứ nói với nhau. Lúc đó chú có đổi ý cũng chưa muộn .
Trời chưa sáng bác Tám đã trở dậy và ra cái võng bên hông nhà nằm đong đưa. Cả đêm bác có ngủ được đâu, đầu bác rối rắm với những suy nghĩ đan xen không phải vì lời khuyên của vợ bác đâu dù bác cũng công nhận vợ mình có lý. Bác Tám gái nói:
- Dù mình thương con mình bao nhiêu đi nữa cũng không bằng chồng nó thương nó. Mình cũng đâu bao bọc nó suốt đời được bây giờ không gả nó sau này tui với ông già ai chăm sóc con mình. Lúc đó có muốn gả nhưng không ai cưới thì làm sao?
Nó hết bệnh thì mình được con rễ ở gần lỡ nó không hết bệnh mình cũng nhìn ngó được con mình, ví dụ thằng Hai nó bạc đãi con Út thì mình bắt con mình lại. Tui tin Hai Đực không phải đứa như vậy, ông thấy đó nó chẳng là gì của mình mà cả năm trời nay nó chạy đôn chạy đáo vì con Út Nhung mà nó có than thở tiếng nào đâu. Trong khi chồng chưa cưới của nó còn không làm được như vậy. Con mình gả cho Hai Đực nhà mình cũng không mất mặt gì hết, gia đình bên ấy cũng danh giá bao đời tại thời thế mà sa sút....
Bác Tám không để ý những lời vợ nói bác chẳng lo không nuôi nổi con gái dù cho cả đời nó không hết bệnh đi chăng nữa. Bác cũng không quan tâm tính cách Hai Đực cây cối vô tri mà bác còn nhìn ra loại nào tốt xấu huống hồ chi bác thấy Hai Đực từ nhỏ tới lớn. Cái bác quan tâm là bác Ba Hữu, sáng nay liệu Ba Hữu có qua không? Nếu Ba Hữu qua thì bác nhận lời gả Út Nhung hay không gả? Ba Hữu qua tức là xuống nước rồi lẽ nào bác cứng cổ làm cao? Liệu Ba Hữu qua hỏi cưới Út Nhung cho Hai Đực là thiệt lòng hay cố ý lấy cớ để chế nhạo bác có đứa con gái khùng điên? Bác luẩn quẩn với suy nghĩ của mình mà trời sáng bét lúc nào không hay. Tới chừng nghe con chó Mực sủa inh ỏi ngoài ngõ và anh con trai vào thưa ''Có bác Ba với Hai Đực ghé ba ơi!'' thì bác như choàng tỉnh, bác lật đật bước xuống võng và bảo:
- Lẹ lẹ ra mời bác lên nhà trên, nói chờ ba rửa mặt thay cái áo ba ra liền. Kêu má mày châm bình trà nóng với lấy hộp bánh trong tủ ra đãi khách .
Sau vài ly trà cũng như vài câu thăm hỏi nhau thì bác ba Hữu vào đề chính chuyện muốn hỏi cưới Út Nhung cho Hai Đực. Bác Tám thở dài thườn thượt đưa mắt nhìn sang hướng Út Nhung đang ngồi bệt dưới sàn nhà. Hôm nay dù được mẹ mình buộc tóc cho gọn gàng cũng như khi nghe mẹ bảo chào bác Ba đi con thì cô cũng chào y vậy. Xong đâu đó cô ngồi bệt xuống góc nhà lảm nhảm nói chuyện cười giỡn với lũ kiến, bác Tám nói:
- Nó giờ vậy đó, coi như không mong gì làm dâu làm con hay nấu nước nấu cơm. Ngược lại còn phải canh chừng nó nữa anh à. Nhà anh đơn chiếc tui sợ là tui giao gánh nặng cho nhà anh, anh với cháu nghĩ kỷ lại lần nữa đi, còn tui đã nói là giữ lời con thương đâu tui gả đó hổng đòi hỏi gì hết.
Bác Ba Hữu nhìn Út Nhung và đáp giọng chắc nịch:
- Thằng Hai nhà tui khỏi cần hỏi nữa rồi Út Nhung bệnh tình ra sao tui cũng hiểu rõ. Anh cũng biết tui với anh như mặt trời, mặt trăng bao năm. Tính tui là không có đầu lụy ai bao giờ nhưng thằng Hai nhà tui nó thương con Út thật lòng, nó năn nỉ tui cả tháng nay nên tự ái gì tui cũng dẹp bỏ được hết. Anh không lo vụ làm dâu, hai đứa con gái tui ở bển tụi nó giỏi quán xuyến bếp núc nào giờ nên con Út không biết làm gì cũng không sao.
Ở bển yên tịnh hơn bên này biết đâu bệnh con Út nó bớt đi, tui nói có đình thần xứ này làm chứng tui chỉ đi cưới vợ cho thằng Hai nhà tui duy nhất một lần mà thôi. Sau này mà nó đổ đốn hay ruồng bỏ con Út, con anh anh dẫn về và lôi đầu thằng Hai ra mà cạo mà chém gì tui cũng không nửa lời can thiệp. Tui nói mà tui không giữ được lời tui bỏ xứ này tui đi.
Bác Tám gọi Út Nhung lại và hỏi là có chịu lấy Hai Đực không? Cô ngơ ngơ ngác ngác đứng cười hì hì tới chừng má cô giải thích ''lấy chồng'' tức là về ở chung nhà với Hai Đực thì cô nhảy cẳng lên như đứa con nít được kẹo gật đầu lia lịa ra vẻ hân hoan lắm.
Sau khi bàn tính thêm vài chuyện tuổi tác để coi ngày giờ tốt thì nắng đã lên cao, bác Ba cáo từ ra về cho kịp con nước bác Tám đi cùng để tiễn khách. Bác len lén nhìn người bạn thời niên thiếu cũng từng là kẻ bác thù ghét mấy chục năm. Trước mắt bác chẳng còn chút gì hình ảnh của anh công tử con nhà giàu ngày xưa. Cái áo đang bận tuy mới nhưng nhìn vẫn biết thiếu bàn tay phụ nữ chăm sóc, mái tóc phía trước đã hói một ít dáng người khô khan già trước tuổi. Gà trống nuôi con hẳn là không dễ dàng gì rồi xét cho cùng bao năm qua bác vẫn là người có phúc hơn, vợ bác hiền lành đảm đang. Ví dụ như hồi xưa bác có lấy cô ba Hương thì cũng chưa chắc được mái ấm hạnh phúc như bây giờ, bác lên tiếng phá tan không khí im lặng:
- Tui nghe Hai Đực nó bảo bên anh đang trồng nhãn xuồng phải không? Chút xế chiều tui lôi mấy bao phân ra trộn, mai tui kêu thằng Hai chở về bển hai bao cho anh. Anh chờ nhãn nó ra bông thì anh bẻ bớt đi chừa những nhánh bông lớn thôi . Đợi chừng hai ngày anh bón phân vô mỗi góc chừng ly uống trà thôi nhe anh. Tới chừng ra trái, trái nó lớn lắm mà sai nữa mình đở tốn công nhiều mà khi thu hoạch năng suất lại cao hơn
Hình như bác Ba mãi lo dáo dác nhìn ngó chung quanh mà không hề để ý đến những gì bác Tám nói. Ra tới câu cầu đang có chiếc ghe máy buộc đó, nhìn quanh không có ai bác Ba Hữu nói vội:
- Tui còn chuyện này muốn nói với anh mà kẹt nỗi chị Tám đứng cạnh một bên hoài nên tui không nói được. Anh cần nghe hay không, anh tin hay không thì tui vẫn nói.
Hồi xưa tui từng nói với anh là tui không có tình ý hay thích gì cô ba Hương hết nhưng mà anh hổng có tin tui, bây giờ tui vẫn nói lại y như vậy. Anh biết tui thương nhất là ba đứa con của tui, tui lấy mạng cả nhà tui ra mà thề với anh, tui có gian dối nửa lời thì hà bá sông này lôi cả nhà tui xuống cho cá rỉa thây đi.
Cô ba Hương hay lân la qua nhà nội tui chơi, có lần tui hỏi cô là quen anh hả? Cô nói hổng có, anh để ý cô hay không cô không biết nhưng mà cô không thích anh gì hết. Lúc đầu nhìn cô đẹp tui cũng ưng mắt nhưng sau đó thấy cô bạo dạn quá thái nên tui không thích. Tính tui ưa thùy mị đàng hoàng chớ lẳng lơ dễ dãi ở Sài Gòn đâu có thiếu cần gì về tận quê.
Bà con bên vợ tui ở gần bên em chồng của cô dưới Mỹ Tho. Hồi xưa khi còn sống vợ tui cố ý dọ hỏi thì biết chồng là do cô ưng chứ có ai bắt ép gì đâu. Lúc đầu ba cô không chịu gả do ông bác sĩ ông nhiều tuổi và đã từng có đời vợ cùng con riêng. Chính cô dọa không gả sẽ thắt cổ tự vận chết, qua tới bển không bao lâu cô bỏ chồng và lấy ông chồng khác người Mỹ chính gốc. Cô về Việt Nam nhiều lần nhưng cô chê xứ mình bùn lầy nước đọng không về thăm chỉ ở trên Sài Gòn thôi.
Sở dĩ tôi biết đầy đủ như vậy là do con gái riêng của ông chồng cô ba Hương bây giờ là con dâu của anh bạn học chung trường với tui hồi xưa, tui và mấy ông bạn cũ vẫn liên lạc thư từ thường xuyên. Hồi trước tui ghét tính anh nóng nảy không tin tui nên tui im luôn cho anh ôm tình si chơi nhưng bây giờ tụi mình già hết rồi lại sắp làm sui gia, tui hổng sân si như xưa nữa tui phải nói để tháo gở gút mắc giữa tụi mình.
Chiếc ghe máy của bác ba ra tới giữa sông bác Tám mới quay vô nhà. Vừa tới sân bác gặp vợ mình đang đứng nhìn ra với ánh mắt lo lắng, bác Tám gái hỏi dồn:
- Vụ gì mà ông với anh Ba xầm xì ngoài đó vậy lâu vậy? Gì từ từ nói rồi thương lượng với nhau đừng ào ào như hồi xưa nhe ông, con cái lớn hết rồi. Ảnh về rồi tui mới dám yên tâm sáng giờ tui hồi hộp muốn chết luôn. Tui dặn thằng ba phụ tui luôn đứng gần ông, lỡ hai người nói gì hổng hạp cãi nhai thì phụ tui kéo ra, may mà gì cũng tốt đẹp hết
Bác Tám trai khẽ nạt vợ nhưng miệng lại cười, bác nói:
- Bà cứ cái tật lo xa đâu đâu làm như tui người không biết lý lẽ, có ba mặt con mà bà chẳng có chút tin tưởng chồng bà gì hết vậy? Ừ, mai bà quởn đi chợ cắt vải may thêm hai cái áo dài đi bà, may ở tiệm Út Phận đó, may giống cái hôm trước bà bận đi đám cưới nhà Tư On. Bà bận kiểu đó nhìn sang và đẹp, còn tụi thằng hai thằng ba lớn rồi để tự tụi nó lo...
Dứt lời bác Tám đi te te vô nhà mất dạng mà bác Tám gái còn đứng ngơ ngác giữa sân như chưa hiểu chuyện gì xảy ra, bác lẩm bẩm:
- Bữa nay ổng sao vậy trời, lấy nhau gần bốn chục năm có bao giờ nghe ổng khen gì vợ đâu. Út Nhung nó bệnh chớ ổng đâu có bệnh, hổng lẽ ổng uống lộn thuốc.
Ba tháng sau đi đâu cũng nghe người ta bàn tán chuyện đám cưới Hai Đực với Út Nhung. Người tốt thì mừng dùm họ bảo lù khù có ông cù độ mạng Hai Đực sống tử tế trời khiến lấy được cô gái đẹp nhất giỏi nhất xứ này. Có người bảo tại Út Nhung sống chan hòa không kênh kiệu nên dù khùng vẫn lấy được anh chồng tốt mà nhiều đứa khoẻ mạnh bình thường chưa chắc lấy được. Những kẻ ganh ăn tức ở thì nhỏ to xem thử đám cưới cô dâu khùng sẽ làm sao, hổng chừng nhảy cà tưng cà tưng hay lảm nhảm la khóc lúc đó đám cưới thành đám cười mấy hồi. Tám Tàng với Ba Hữu mà mần sui với nhau chuyện gì sẽ xảy ra đây? Biết đâu chẳng có lúc lôi ra đánh nhau một trận như hồi xưa.
Bỏ mặc ngoài tai những lời bàn tán, hai bên nhà trai nhà gái vẫn tổ chức đám cưới linh đình đúng theo những phong tục cần có.
Trong ngày đám cưới tuy Út Nhung vẫn còn bệnh nhưng hôm đó cô đặc biệt ngoan ngoãn không có hành vi gì ra vẻ điên khùng. Hai Đực kêu nói gì thì cô nói y vậy ngoài ra chỉ đứng mỉm cười thôi. Nhìn bề ngoài cô không hề có dấu hiệu gì bị bệnh thần kinh, áo dài thướt tha xinh đẹp rực rỡ cô bước xuống ghe sang sông về làm dâu xóm Cù Lao trong những lời chúc phúc của bà con lối xóm.
Ba ngày sau đám cưới, sáng sớm Hai Đực đang xách cái giỏ đựng cặp vịt xuống ghe cùng mớ bánh trong mâm qủa. Anh chuẩn bị dẫn Út Nhung về nhà vợ làm lễ phản bái, nghe tiếng động ở phía trên cầu anh nhìn lên thấy Út Nhung ôm cái thùng nước ngọt ra và đứng đó. Anh nhảy vội lên đở lấy và khẽ la cô:
- Anh đã nói để anh lên lấy được rồi nặng lắm. Đưa đây anh, Út ngồi đây chờ nghe chưa đừng có tự xuống ghe lỡ Út té xuống sông thì khổ, mùa này buổi sáng nước lạnh lắm. Ngồi đây nghe chưa anh lên lấy cái này rồi anh xuống liền .
Anh quay đi vài phút sau quay trở ra nhưng không xách gì cả ngoài chén thuốc bắc trên tay. Anh đưa cho Út Nhung và nói:
- Mấy nay lu bu đám tiệc Út không có uống thuốc đúng giờ gì hết. Anh thấy thuốc ông thầy này coi bộ hạp à thấy Út bớt nhiều. Không có đắng đâu Út, anh có mua thêm bịch đường phèn, nãy anh có bỏ vô đó cho nó tan. Út uống đi, còn ấm uống đở ngán rồi tranh thủ về bển để trễ .
Út Nhung đưa tay bưng chén thuốc cô nhìn vào chén thuốc rồi nhìn vào mặt chồng mình nhưng không nghe lời Hai Đực ngoan ngoãn uống như mọi khi.Trong khi Hai Đực còn đang cố dỗ dành chút nữa mua kẹo bông gòn thì cô chợt bật cười và nghiêng tay đổ chén thuốc xuống sông cái ào .Hai Đựa ngơ ngác lẫn bất ngờ trước phản ứng kỳ lạ của cô thì cô cười tỉnh queo và nói bằng cái giọng rõ ràng liền mạch:
- Em có bị bệnh bao giờ đâu mà uống thuốc, anh ở cạnh em hơn cả năm mà anh còn không nhìn ra chả trách chi đầu trên xóm dưới ai cũng tin em khùng hết. Lúc trước khi em gặp Quang thú thật vẻ bề ngoài cùng cách ăn nói khéo léo của anh ta khiến em xiêu lòng nên em nhận lời tiến tới hôn nhân.
Nhưng sau đám hỏi em phát hiện ra đằng sau cái vỏ bọc trí thức học cao hiểu rộng ấy là một tâm hồn rỗng mục và toan tính. Anh ta chọn em vì nghĩ em ở quê chắc sẽ ngu ngơ để bị anh ta làm chủ, anh ta nhìn ra tiềm năng kinh tế của nhà em và biết ba rất thương em. Căn nhà trên Sài Gòn mà ba em mua do chính anh ta khôn khéo tác động là sợ em làm dâu cực khổ.
Chiều ngày em bị té xe là em tình cờ qua nhà anh ta và bắt gặp anh ta cùng một cô gái khác. Em buồn em chạy xe nhanh nên em bị té nhưng em không hề bị điên khùng gì hết. Lúc chập chờn tỉnh dậy em nghe bác sĩ bảo cần theo dõi xem có sao không vì em đập đầu xuống đường, em bèn nương vào đó giả khùng giả điên.
Em không muốn lấy con người đó nhưng em biết em nói kiểu gì thì ba em cũng không chịu hủy hôn, ba em trọng chữ Tín như mạng sống tính ông lại cố chấp xưa giờ. Thêm vào ba em rất hài lòng về anh ta về hình thức cũng như học vị, ngay cả chuyện anh ta lang chạ ở ngoài cũng sẽ được bào chữa do hiểu lầm hoặc do cô gái ấy quyến rũ. Em không thể nói lại con người hoạt ngôn ấy. Bản thân em cũng thấy mệt mỏi nên định lợi dụng khoảng thời gian đó mà nghĩ ngơi cho tâm hồn tĩnh lặng lại nhưng anh ta là con cáo già anh ta không buông em ra trong vài tháng nhanh chóng như em nghĩ mà kéo nhùng nhằng ra cả năm.
Ngày xưa anh lúc nào cũng che giấu bảo coi em như em út trong nhà, em thật sự không biết anh thương em. Những tháng ngày anh đưa em đi trị bệnh lo lắng trong ngoài em nghĩ anh thương em nhưng em vẫn không chắc nên em vẫn giả khùng tiếp biết đâu anh vì lý do gì khác. Chuyện đêm trăng là em cố ý hết, em muốn làm phép thử xem anh tốt với em vì mục đích gì và rồi thì em có câu trả lời.
Kế tiếp thì ba bên này qua hỏi cưới em cho anh càng khiến em bất ngờ hơn. Anh không ngại chăm sóc con khùng như em suốt đời anh tốt như vậy thương em như vậy thì tại sao em hổng ưng anh. Trước đám cưới em tính giả bộ tỉnh khùng nhưng em vẫn sợ lỡ có gì thay đổi vào phút chót thì sao, thành ra em im luôn chờ ván đóng thuyền rồi nói cũng chưa muộn.
Anh nhớ không được nói chuyện này cho ai biết nhe anh, nhất là ba em mắc công ba giận khi biết em gạt ba khiến ba lo lắng nhưng em thiệt hết cách. Cứ để tự nhiên xem như em uống hạp thuốc nên hết bệnh.
Câu chuyện Út Nhung kể kết thúc mà anh Hai Đực còn ngồi ngơ ngác như mới rớt từ cung trăng xuống. Út Nhung cười cười và đứng dậy, cô đưa ngón tay xỉ nhẹ giữa trán anh và nói:
- Đi thôi anh, nắng lên rồi còn ngồi đó làm gì nữa hay là không dám ngồi gần em. Mèn ơi, có người tưởng em khùng thiệt tối ngủ không dám ôm em kìa, sợ bị em cắn chết phải không?
Anh Hai Đực giật mạnh chiếc ghe máy hướng ra phía sông. Út Nhung xõa mái tóc vừa gội ban sáng để gió hong khô còn bàn tay khẽ vọc vọc dưới nước, cô ngồi giữa lòng ghe khuôn mặt nghiêng nghiêng với chồng mình.
Tự nhiên chưa bao giờ Hai Đực thấy vợ mình đẹp lạ lùng tới như vậy, không riêng gì cô, sông nước, đám lục bình trôi ngang anh cũng thấy chúng đẹp hơn ngày thường rất nhiều dù ngày nào mà anh chẳng thấy.
Chuyện đám cưới Út Nhung vừa mới lắng xuống xóm giềng lại một phen bàn tán tiếp, sau đám cưới một tháng cô xách gói lên Sài Gòn đi học. Học cái gì cũng chả ai biết, đó giờ mới nghe đàn bà có chồng đi học ở xứ này, hình như những chuyện xung quanh Út Nhung luôn trở nên kỳ bí. Như chuyện sau đám cưới cô hết khùng một cách nhanh chóng kỳ lạ, thiên hạ đồn đãi ''ông'' ở đình thần thương xót nên ban phép lạ. Còn mấy cha thầy bùa và mấy bà đồng bóng thì đua nhau tranh công là nhờ mình trục ma giỏi hoặc thuốc gia truyền hay. Vài kẻ ra vẻ hiểu biết thì bảo do cô đi lấy chồng khiến con ma vu hồn ấy biết hết cơ hội, đành ôm khối tình tuyệt vọng đi đầu thai không theo ám ảnh hành hạ cô nữa.
Chồng cô cũng lạ ai đời vợ mới cưới đầu hôm sớm mai lại chịu cho đi xa mình. Ai bóng gió gì cũng mặc chỉ thấy cứ vài tuần một tháng thì anh Hai Đực xách giỏ lớn giỏ nhỏ lên Sài Gòn thăm vợ, có lúc thì Út Nhung về thăm chồng. Vợ chồng họ quấn quých như đôi chim câu trong tràn đầy yêu thương hạnh phúc.
Hơn năm sau nhà bác Tám lại mở tiệc ăn mừng chuyện Út Nhung đậu đại học.
Bác Tám là người vui nhất, ước nguyện của bác coi như làm được. Con bác ăn học tới nơi tới chốn như ai, bác thương Út Nhung nhiều hơn hết không sai mà. Đứa con gái của bác học hành giỏi giang chọn chồng cũng giỏi. Kế tiếp thì người ta thấy bác kêu thợ lại nâng cấp cái sân trồng kiểng dọn dẹp lại nhà cửa, bác kêu bác gái đem mớ chén kiểu xưa và đồ vật gia dụng của ông bà để lại ra chưng dọn. Bên nhà bác Ba thì thầy thợ cũng xây dựng không ngơi tay, họ cất những cái chòi trên mấy cái đìa lớn bên miếng đất ở cù lao của bác. Phía dưới dìa thì thả cá mé bên kia nhốt vịt nuôi gà, bên nọ trồng rau tưng bừng cả lên. Sau đó là đóng một chiếc ghe thiệt đẹp có ghế ngồi hai bên, máy ghe thì chọn loại tốt loại mạnh.
Đầu trên xóm dưới lại bàn tán không biết Ba Hữu với Tám Tàng ủ mưu làm gì lớn lắm đây. Tới chừng một buổi sáng nọ có chiếc xe dạng bus bự chảng mà thiệt đẹp thắng cái két ngay bến đò. Trên xe bước xuống toàn mấy ông bà tóc vàng mắt xanh cao lớn, trong khi Út Nhung mỉm cười Welcome to... thì anh Hai Đực đã ngồi ngay ngắn ở vị trí tài công. Lúc đó thiên hạ mới té ngửa ra là hai vợ chồng anh đã tính toán chu đáo từ trước, gì chớ cù lao này anh thuộc như lòng bàn tay. Anh biết rõ mé nào có lũ cò vạc tụ tập mé nào có lũ chim dòng dọc làm tổ treo lủng lẳng dọc theo đám bần.
Buổi trưa những vị khách dùng bữa ngay mảnh đất nhà anh. Người nhà quê chuyện câu cá hay ăn cá lóc nướng trui là chuyện nhàm chán không có gì lạ nhưng nó lại là thứ mới lạ của mấy ông tây bà đầm. Điểm cuối cùng họ đến chính là ngôi nhà cổ và vườn kiểng của bác Tám. Thôi thì cả nhóm họ rối rít hẳn lên chụp hình lia lịa chỉ trỏ hỏi han ra vẻ thích thú lắm.
Trong lúc bác Tám giải thích cây mai đó bao năm, cái đèn dầu kia từ thời Pháp thuộc do ông cố nội mình để lại thì bác Ba Hữu làm người phiên dịch bằng vốn ngoại ngữ còn sót lại sau bao năm của mình.
Bác Tám bây giờ cũng học từ anh sui mình rất nhiều câu bác cũng hiểu tại sao gọi là very good hay gặp mặt mình là họ cứ How are you?
Bác cũng biết lịch thiệp nói Thank you hoặc good bye hay see you again như ai chứ bộ. Bấy nhiêu cũng khiến mấy ông bạn láng giềng mở to mắt vì thán phục. Lối xóm cũng vui lây trước những vị khách xa lạ đi thơ thẩn ngắm nghía phong cảnh trên đường làng, chỉ khổ là mỗi lần muốn nói gì phải múa tay múa chân hơi mệt thôi. Phải mà biết nói lưu loát như Út Nhung vợ Hai Đực thì hay biết mấy.
Cứ cách vài ngày là có một đợt khách như vậy từ Sài Gòn xuống càng ngày càng nhiều hơn, đông hơn. Không ai biết rõ những điều khoản trong hợp đồng của Út Nhung ký kết với công ty du lịch trên Sài Gòn. Chỉ biết khi đứa con trai đầu lòng của Út Nhung vào mẫu giáo thì hai vợ chồng cô đã cất xong căn nhà một lầu một trệt xinh xắn ngay bến đò. Ghe du lịch bây giờ cũng đã có ba, bốn chiếc toàn bộ đất bên cù lao của bác Ba Hữu trở thành quán ăn đồng quê xinh xắn do hai cô con gái coi sóc quản lý. Nghe đâu hai vợ chồng Út Nhung còn định xây khách sạn mini trong tương lai nữa.
Phần bác Ba Hữu ở cùng vợ chồng anh Hai Đực. Sau buổi chiều cơm nước xong bác chạy xe xuống nhà anh sui của mình, hai người họ có khi ngồi đánh cờ tướng với nhau. Có khi lại lôi những chuyện kiểu '' Mấy thằng cầm quyền Trung Quốc nó ngang ngược quá anh, cứ dòm ngó mấy hòn đảo của Việt Nam mình hoài. Xưa bị vua mình đánh chạy thiếu điều muốn tuột quần mà chưa tởn hay sao đó''. Cũng có lúc lại lôi mấy tấm ảnh của những vị khách thăm viếng chụp rồi sau đó họ gửi qua email mà Út Nhung đem rửa ra. Hai ông bàn luận cười nói kiểu vui vẻ rất tâm đắc, bảy giờ tối khi chuông nhà thờ đổ thì bác lại đạp xe trở về nhà. Không thấy bác vào chừng một hai ngày là bác Tám lại xách xe chạy xuống thăm coi có bệnh hoạn gì không.
Nếu một ngày nào đó bạn đến vùng cù lao sông nước thuộc địa phận Tiền Giang. Bạn thấy chiếc ghe dạng du lịch chở những ông tây bà đầm chạy chầm chậm vòng quanh chợ Nổi. Trong ghe có một người đàn bà còn khá trẻ, tóc đen nhánh búi thành một búi to trên gáy khuôn mặt ưa nhìn đang giới thiệu với họ những nét đẹp riêng của quê mình. Cách đó không xa có người đàn ông dong dỏng cao, nụ cười thân thiện dễ mến ngồi điều khiển chiếc ghe thì chính là vợ chồng Hai Đực và Út Nhung mà tôi vừa kể.


 

Song Nhi

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty Re: NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by tho than tho Tue Jan 19, 2016 7:56 am

[size=32]
Mối Lương Duyên Của Cô Gái Bán Mì Lương Thiện[/size]


[size=32]Cổ Tích Giữa Đời Thường:[/size]

 



Cô gái nghèo vẫn hàng ngày đẩy chiếc xe ba gác ra góc đường bày bán đồ ăn, cô để ý thấy một chàng trai thường xuyên lui tới. Rồi một ngày, chàng trai đột nhiên đưa ra lời đề nghị muốn trở thành người bạn đời bên cô mãi mãi…



[size=32]Tôi là một cô gái nhà nghèo ngoài 20 tuổi. Cha tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ. Vì để có tiền nuôi mẹ bị bệnh nặng và nuôi em trai đang học đại học, mỗi ngày tôi đều kéo chiếc xe ba gác ra đường lớn để bày quầy hàng ăn.[/size]

[size=32]
Những ngày làm ăn tốt, tôi cũng kiếm được đủ số tiền cho cả gia đình sinh sống trong một tuần. Nhưng vào những ngày mưa gió hay những ngày có nhân viên trật tự đô thị đi tuần tra thì hàng của tôi đều bị ế rất nhiều.[/size]

[size=32]Thế rồi, có một người con trai hơn tôi độ mấy tuổi thường xuyên tới quán của tôi ăn mì. Anh ta luôn là gọi bát mì thịt băm có giá rẻ nhất. Trong lúc ăn, cũng là ngẫu nhiên trò chuyện bâng quơ cùng với tôi đôi ba câu. Nhưng phần lớn những câu anh ta hỏi tôi đều là: [/size]

[size=32]“Em làm ăn có tốt không? Thu nhập có đủ sinh sống không?”[/size]

[size=32]Anh ta ăn mặc rất bình thường, đi bộ nên tôi đã mặc định trong đầu mình rằng: “Đây chắc hẳn là một anh chàng rất nghèo, thậm chí lười biếng, không muốn động tay nấu cơm nên thường ra quán vỉa hè của mình ăn!”[/size]

[size=32]Mối quan hệ giữa tôi và anh ta cứ trôi qua bình thường như vậy trong một khoảng thời gian khá dài. Mãi cho đến một hôm, bất chợt anh ta hỏi tôi với một giọng ngập ngừng và bối rối: “Em đã …có bạn trai …hay chưa?” [/size]

[size=32]Tôi trả lời rất thật: “Em nghèo như thế này, trong nhà lại còn có mẹ già bị bệnh nặng, em trai đang đi học thì ai mà dám kết bạn ạ?”[/size]

[size=32]Tôi vừa dứt lời thì anh ta thuận miệng nói: “Anh dám…”[/size]

[size=32]
Hai chúng tôi đều sửng sốt và ngượng ngùng một lát. Tôi không dám đồng ý làm bạn gái của anh ta nhưng kể từ sau hôm đó, cứ đúng 6 giờ là anh ta xuất hiện ở quán của tôi, giúp đỡ tôi các việc.[/size]

[size=32]Đến ngày 7/7/2013, mãi không thấy anh ta tới, trong lòng tôi có chút hoang mang và buồn buồn nghĩ ngợi:“Anh ấy chắc là đã quên lời ước hẹn kia rồi!”[/size]

[size=32]
Nhưng không ngờ, đến 8 giờ tối hôm đó, anh lại xuất hiện trước mặt tôi cùng với một bó hoa tươi rất đẹp rồi nói lời tỏ tình. Cứ đơn giản như vậy, hai chúng tôi mỗi ngày đều gặp mặt và ở bên nhau.[/size]

[size=32]Cũng nhiều lần, anh ấy muốn dẫn tôi về nhà gặp cha mẹ nhưng tôi luôn thấy rất áp lực nên một mực nghĩ ra lý do để từ chối. Mãi đến tháng 4/2014, lúc ấy sức khỏe của mẹ tôi đã khá hơn rất nhiều, tôi mới đồng ý đến thăm gia đình anh ấy.[/size]

[size=32]
Vừa đến cổng nhà anh, tôi thực sự bị kinh ngạc, không ngờ, ngôi nhà mà anh ấy ở là một căn biệt thự rộng lớn cùng một khu vườn xanh mát…[/size]

[size=32]Ngay lúc này, một ý nghĩ lại nảy sinh trong đầu tôi: “Mình phải về ngay, mình đâu có xứng đáng còn bố mẹ anh ấy biết nhà mình nghèo thì sao…?”[/size]

[size=32]Mọi ý nghĩ cứ đột nhiên xuất hiện trong đầu tôi, ý nghĩ này đan xen ý nghĩ kia khiến tôi rất khó khăn và không biết phải quyết định ra sao.[/size]

[size=32]Dường như anh ấy đoán được những điều này qua nét mặt lo lắng của tôi, nên anh cầm tay tôi và nói: “Hãy tin tưởng anh!”[/size]

[size=32]
Điều khiến tôi không ngờ là ngay từ lúc tôi bước chân vào cửa gặp cha mẹ anh, họ rất nhiệt tình đón tiếp tôi, quan tâm đến tôi khiến tôi mất hết cảm giác mặc cảm tự ti ban đầu.[/size]

[size=32]Lúc này anh mới kể: “Cách đây gần hai năm, cha anh bị bệnh lẫn tuổi già, có lúc tỉnh táo, có lúc lại rất lú lẫn. Một lần, ông đi ra ngoài dạo rồi không nhớ được đường về. Trời cũng đã muộn, ông lại đói bụng nên đã vào quán của em rồi giành ngay một bát mì của một người khách đang ăn để ăn. [/size]

[size=32]Cha anh kể rằng, lúc ấy em đã không những không mắng đuổi ông đi mà còn bê một bát mì khác đưa cho ông ăn. Cho đến lúc em dọn quán, cha anh vẫn chưa rời đi, lúc ấy em đã biết cha của anh bị lạc đường và em đã đưa ông đến đồn công an nhờ họ tìm nhà giúp.”[/size]

[size=32]
Nghe xong những lời anh ấy kể, mọi chuyện của ngày hôm đó cũng như hiện ra trước mắt tôi, một ông lão đáng thương, vừa đói vừa ngơ ngác…[/size]

[size=32]Tôi không ngờ, một việc làm rất bình thường này lại trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời chúng tôi.[/size]

[size=32]
Sau này, khi chúng tôi đã trở thành vợ chồng rồi, anh ấy mới tiết lộ thêm rằng: “Ban đầu anh đến quán của em chỉ là muốn cho em một chút tiền và nói lời cảm ơn. Nhưng sau này lại thấy em nấu mì càng ngày càng ngon nên …”[/size]

[size=32]
Một năm sau, nhờ sự giúp đỡ của chồng, tôi đã có một nhà hàng nho nhỏ. Sau tất cả những gì đã trải qua và nhận được tôi đã hiểu ra rằng: Cho dù khó khăn thế nào, hãy cố gắng sống, chắc chắn Thượng đế sẽ không bỏ rơi những người cố gắng. Đừng vì khó khăn trước mắt mà buông bỏ chính mình, vứt bỏ tương lai, chỉ cần cố gắng thì ánh sáng mặt trời sẽ chiếu rọi.[/size]

[size=32]Tình yêu chân thật có thể gặp nhưng không thể cầu, hãy quý trọng người hiện tại ở bên bạn. Cho dù bạn đã từng bị cuộc sống làm tổn thương bao nhiêu đi nữa, chắc chắn sẽ có một người xuất hiện và xóa đi mọi đau đớn trong lòng bạn.[/size]

[size=32]Người phụ nữ lương thiện nhất định sẽ có số mệnh tốt. [/size][size=32]
Nếu như bạn đưa tay ra giúp đỡ người khác, thời khắc ấy bạn đã là quý nhân của họ. Rồi một ngày nào đó, cũng sẽ có người đưa tay ra giúp đỡ và làm quý nhân của bạn.
Hãy biết cho đi thì cuộc đời của bạn mới có những điều tốt đẹp được người khác trả lại![/size]

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty Re: NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by tho than tho Tue Aug 09, 2016 4:51 am

Chàng 35 Tuổi Nàng Mới Chào Đời Thời Gian Không Đợi Người  Tình Lỡ Hẹn Trăm Năm…



 

Ngày tiễn chú về bên kia thế giới, nhìn nơi tủ sách của chú, tôi phát hiện một vật cổ có khắc bốn câu thơ. Đọc xong, nước mắt tôi bỗng lăn dài không cách nào ngăn được…

Có một loại thời gian gọi là quá khứ
Có một loại vĩnh hằng gọi là nháy mắt
Có một loại tình yêu gọi là đã từng
Có một loại đánh mất gọi là quên lãng…

Tôi là một cô nhi, có lẽ là “kết quả” của trọng nam khinh nữ, hoặc cũng có lẽ là “sản phẩm” của một cuộc tình trăng gió nhưng lại không thể gánh chịu trách nhiệm với nhau, và chú Triết Dã là người đã lượm tôi về nhà nuôi.


Năm đó chính sách “lên rừng núi, xuống nông thôn” được bãi bỏ, trong lúc từ nông thôn trở về thành phố, chú ấy đã nhìn thấy tôi ở bên cạnh đống rác của bến xe, một bé gái xinh xắn, ít nói. Khi chú đi tới, đứa bé gái ấy bỗng cười toe toét với chú, thế là chú liền mang tôi đi theo. Chú ấy đã cho tôi một mái nhà, còn đặt cho tôi một cái tên thật đẹp, Đào Lệ.


Cuộc đời của Triết Dã có thể nói là một chuỗi bi kịch. Bố mẹ của chú đều là sinh viên du học trở về nước, nhưng lại không vượt qua được sự khốc liệt của cái thời Đại Cách mạng Văn hóa, cả hai đều chết trong phẫn uất.


Triết Dã tự nhiên cũng không thoát được, bị điều đến nông thôn, cùng với cô bạn gái quen biết nhiều năm mỗi người mỗi ngã. Kể từ lúc đó chú ấy chỉ còn lại một thân một mình, mãi đến 35 tuổi khi trở về thành phố thì nhặt được tôi. Tôi gọi Triết Dã là chú.


Trong hồi ức của tôi, tuổi thơ vốn không có quá nhiều chuyện buồn. Ngoại trừ một chuyện...

Khi đi học, trên lớp có mấy bạn nam tinh nghịch mắng tôi là “đồ con hoang”. Tôi khóc trở về nhà, kể lại với chú ấy. Ngày hôm sau, lúc tan học Triết Dã đặc biệt đến đón tôi, hỏi mấy bạn nam đó rằng: “Ai nói nó là con hoang?”.

Mấy bạn học nam vừa nhìn thấy Triết Dã cao lớn đều không dám lên tiếng, Triết Dã cười nhạt: “Lần sau còn nói như vậy nữa, nếu để cho tôi nghe được, tôi sẽ đánh cho tên đó một trận!”.

Có người lẩm bẩm: “Nó đâu phải con ông đâu, nên nó chính là con hoang rồi còn gì nữa”.
Triết Dã nắm lấy tay tôi, ngoảnh đầu cười: “Nhưng tôi thương yêu Đào Lệ còn hơn cả con ruột của mình nữa. Không tin thì có ai dám đứng ra cho tôi xem thử, quần áo của ai đẹp hơn con bé nào? Giày dép cặp sách của ai tốt hơn của nó nào? Buổi sáng mỗi ngày nó đều được ăn bánh mì uống sữa, còn các cậu ăn gì nào?”.
Bọn con trai nghe xong im lặng không nói được gì. Từ đó trở về sau, không còn có ai mắng tôi là con hoang nữa.

Sau khi lớn lên, mỗi lần nghĩ đến chuyện này tôi đều không khỏi bật cười. Cuộc sống của tôi so với những đứa trẻ mồ côi khác thì quả thật là hạnh phúc hơn rất nhiều.

Nơi tôi thích nhất chính là phòng sách. Sách chất đầy cả căn phòng, dưới cánh cửa sổ chính là bàn đọc sách của Triết Dã. Khi có ánh mặt trời, hình bóng chăm chú làm việc của chú ấy cứ như một bức tranh thật đẹp.

Tôi luôn tự mình tìm sách đọc, tìm được rồi liền nằm trên ghế sô pha. Cách một lúc, Triết Dã lại ngoảnh đầu lại nhìn tôi một cái, nụ cười của chú ấy còn ấm áp hơn cả ánh mặt trời ngoài cửa sổ lúc mùa đông. Nhìn thấy rồi, tôi liền ôm từ phía sau lưng chú ấy, lặng lẽ nhìn chú vẽ hình viết chữ.

Chú ấy cười: “Lớn lên rồi cũng học theo chú là được”.
Tôi liền bĩu môi: “Ai thèm chứ, phơi thân đến đen như vậy, nhìn bẩn chết đi được”. À, tôi đã quên nói rằng, Triết Dã là một kiến trúc sư. Nhưng dù gió thổi nắng phơi cũng không ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chú ấy chút nào. Chú ấy vẫn luôn gọn gàng sạch sẽ, phong độ ngời ngời.

Khi tôi được tám tuổi, đã từng có một lần, Triết Dã suýt nữa đã nói chuyện cưới hỏi với một người phụ nữ. Người phụ nữ đó là giáo viên, thông minh lại xinh đẹp.

Không biết tại sao tôi lại không thích cô ấy chút nào, tôi luôn cảm thấy nụ cười trên gương mặt của cô ấy giống như là được gắn lên vậy, khi Triết Dã ở đó, cô ấy vừa ngọt ngào vừa dịu dàng cười nói với tôi, còn khi Triết Dã không ở đó, thì nụ cười đó liền biến mất giống như ảo thuật vậy. Tôi sợ cô ấy.

Có một ngày tôi xem truyện tranh trên sân thượng, cô ấy hỏi tôi: “Bố mẹ ruột của con đâu? Sao không thấy họ đến thăm con lần nào vậy?”. Tôi ngẩn người ra, nhìn cô ấy không biết phải nói như thế nào.

Cô ấy ríu rít hai tiếng, lại nói: “Con nhóc này, thật là ngu ngốc! Chả trách họ không cần mày!”.
Bỗng Triết Dã mặt mày tái mét đi đến, nắm tay tôi, không nói một lời đi vào trong phòng.
Buổi tối hôm đó, tôi một mình buồn bã nằm khóc trong chăn. Triết Dã đi vào, ôm lấy tôi nói: “Lệ Lệ đừng khóc, đừng sợ, chú hứa sẽ không để cho ai ức hiếp con đâu”.
Kể từ hôm đó không còn thấy người phụ nữ đó đến nhà chúng tôi nữa. Về sau này tôi nghe chú Khâu Phi, người bạn thân của Triết Dã, hỏi chú ấy rằng:[size=32] [/size]“Mối quan hệ hai bên còn đang tốt đẹp sao tự dưng lại chia tay rồi?”[size=32].[/size]

Triết Dã nói: “Người phụ nữ này tâm địa không chính, nếu lấy cô ấy về, chỉ sợ Lệ Lệ sau này khó mà được sống những ngày bình yên”.
Chú Khâu Phi nói: “Phải chăng cậu vẫn không quên được Diệp Lan”. Lúc đó, tôi chỉ là một cô bé 8 tuổi, nhưng tôi đã nhớ rất kĩ cái tên này. Sau khi lớn lên rồi, tôi mới biết được Diệp Lan chính là cô bạn gái năm xưa của Triết Dã.

Chúng tôi cứ mãi nương tựa lẫn nhau. Hết thảy mọi chuyện Triết Dã đều xử lý rất tốt. Sau khi tôi thi lên đại học, bởi trường học cách nhà rất xa, đành phải ở lại trong trường, cuối tuần mới về thăm nhà, thỉnh thoảng Triết Dã hỏi tôi: “Đã có bạn trai chưa này?”.
Tôi luôn chỉ cười chứ không trả lời. Trong trường quả thật có mấy chàng trai luôn thích vây quanh tôi, nhưng không có lấy một người khiến tôi vừa mắt cả: A thì cao to đẹp trai, nhưng tệ nỗi thành tích lại chỉ xếp vào hàng trung bình; B học hành không tệ, lại có tài ăn nói, nhưng ngoại hình lại rất bình thường; C thì tướng mạo thành tích đều rất khá, nhưng bản tính lại có phần thô lỗ.

Tôi rất ít nói chuyện với bạn học nam. Trong mắt của tôi, họ đều rất ngây ngô nông cạn, ở trước mặt người khác chỉ muốn biểu lộ ra mặt tốt nhất của mình, nhìn vào thì thấy rất giả tạo, thiếu chững chạc.

Vào ngày sinh nhật 20 tuổi của tôi, món quà mà Triết Dã tặng cho tôi là một chiếc nhẫn hồng ngọc. Triết Dã nói đã mua nó cho tôi từ lâu rồi, chú còn bảo là con gái lớn rồi, cần phải có mấy món đồ trang sức cho ra dáng mới được. Lúc dùng cơm xong, chú ấy cùng với tôi đi ra cửa hàng, tôi thích cái gì, chú ấy liền mua cho.

Sau khi trở lại trường, tôi phát hiện rằng các bạn học thích bàn tán sau lưng tôi. Mà tôi cũng không để tâm làm gì. Bởi vì thân thế của bản thân mình, đã quen với việc người ta bàn tán rồi.
Mãi đến một hôm có người bạn nữ chơi thân kéo tôi lại, nói riêng với tôi rằng: “Mọi người đều đang bàn tán rằng bạn đang quen với một người lớn hơn bạn rất nhiều tuổi?”.
Tôi ngơ ngác không hiểu: “Ai nói vậy?"Cô ấy nói: “Nghe nói là có đến mấy người tận mắt chứng kiến, bạn cùng ông ấy rất thân mật đi đến cửa hàng. Còn nói rằng bạn không thèm để mắt đến những đứa con trai nhà nghèo này, thì ra đã có đại gia!”.
Tôi hơi suy nghĩ một chút, rồi mặt dần dần đỏ ửng lên, một lúc sau cười nói: “Họ đều đã hiểu lầm rồi”. Tôi cũng không có giải thích gì thêm. Lặng lẽ ngồi đọc sách, trên mặt nóng bừng rất lâu.

 

Cuối tuần về nhà, làm tổng vệ sinh theo thường lệ, căn phòng của Triết Dã rất sạch sẽ, chiếc áo khoác lông cừu mà chú ấy thường mặc để trên mép giường. Đó là chiếc áo màu cà phê, cổ rùa, lúc đầu khi mới đi mua nguyên là để ý muốn mua chiếc màu xám, cổ áo chữ V, nhưng tôi đã chọn chiếc này. Lúc đó Triết Dã cười rằng: [size=32]“[/size]Thôi được, nghe theo con vậy, xem ra Lệ Lệ đã chê chú già rồi, muốn chú ăn mặc nhìn cho trẻ ra đây mà”.

Tôi từ từ xếp chiếc áo đó lại, mỉm cười hồi tưởng lại một số chuyện vụn vặt đã qua…

Một đoạn thời gian sau đó tôi phát hiện trạng thái tinh thần của Triết Dã rất tốt, mỗi khi đi đường bước chân nhẹ nhàng như đi trên gió vậy, đôi khi còn nghe thấy chú ấy hát một vài ca khúc, giống như cái ngày tôi thi lên đại học vậy. Tôi có chút buồn bực.
Ngày thứ sáu tôi liền nhận được điện thoại của Triết Dã, bảo tôi hãy về nhà sớm, cùng chú ấy ra ngoài dùng một bữa cơm tối. Nhìn thấy chú ấy cạo râu thay quần áo. Tôi hoài nghi: “Có người giới thiệu bạn gái cho chú ư?”.
Triết Dã cười nói: “Chú cũng đã già rồi, còn bạn gái yêu đương gì nữa, là chú Khâu Phi của con, còn có một người bạn thân lâu năm nữa, một lát con cứ gọi dì ấy một tiếng dì Diệp Lan là được rồi”.
Tôi biết, đó nhất định là Diệp Lan. Trên đường đi Triết Dã nói cho tôi biết, đoạn thời gian trước thông qua chú Khâu Phi, chú ấy đã liên lạc được với dì Diệp Lan, chồng của dì ấy đã mất mấy năm rồi, lần này gặp lại, cảm giác vẫn rất tốt, nếu như không có vấn đề gì, cả hai sẽ tiến đến hôn nhân.

Hai tai tôi ù đi, không còn nghe lọt được câu nào nữa, hai mắt thất thần, đôi chân mềm nhũn, cố lê những bước chân nặng nề.

Đến nhà hàng, tôi rất khách quan mà quan sát dì Diệp Lan: người hơi mập, giữa hai lông mày còn lưu lại được mấy phần phong vận thời còn trẻ, so với những người phụ nữ cùng tuổi, thì đương nhiên dì ấy vẫn có ưu thế hơn rất nhiều. Nhưng nếu đứng cùng với Triết Dã anh tuấn đẹp trai, thì thấy dì ấy có vẻ già nhiều so với chú ấy.
Dì ấy đối với tôi rất tốt, rất thân mật quan tâm, tựa như yêu nhau yêu cả đường đi vậy. Về đến nhà, Triết Dã hỏi tôi: “Con cảm thấy dì Diệp Lan thế nào?”.
Tôi nói: “Hai người đã đính đến chuyện kết hôn rồi, con tất nhiên không có ý kiến”.

Tôi thao thức đến rạng sáng mới ngủ. Trở về trường thì liền ngã bệnh, phát sốt, nhưng vẫn gắng gượng không muốn nghỉ học, chỉ cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, cuối cùng ngã quỵ trong lớp học.
Tỉnh lại tôi thấy mình nằm trong bệnh viện, đang truyền nước biển, Triết Dã ngồi đọc sách bên cạnh. Tôi mệt mỏi cười hỏi: “Con đang ở đâu đây?”.
Triết Dã khẩn trương sờ vào đầu tôi: “Coi như đã tỉnh lại rồi, sốt siêu vi chuyển sang viêm phổi, con bé ngốc này, lúc nào cũng như vậy cả, chẳng bao giờ chú ý đến bản thân mình”.
Tôi cười: “Người đã muốn bệnh, dẫu có cẩn thận thì thử hỏi có ích gì chứ!”.
Triết Dã ngoài giờ đi làm, thì toàn bộ thời gian đều là ở trong bệnh viện. Mỗi lần từ trong mơ tỉnh lại, thì tôi đều luôn tìm bóng dáng của chú ấy, cần phải lập tức nhìn thấy, mới có thể yên tâm được.
Tôi nghe thấy chú ấy nói điện thoại với dì Diệp Lan: “Lệ Lệ bệnh rồi, mấy ngày này anh không được rảnh, đợi sau khi cô bé khỏe lại rồi sẽ liên lạc với em”.
Tôi gượng cười đau khổ, nếu như tôi bệnh, có thể khiến chú ấy ngày ngày ở bên tôi như vậy, thế thì tôi dẫu có nằm ở trong bệnh viện lâu dài hơn nữa thì có hề gì đâu.

Ở bệnh viện một tuần mới về nhà. Triết Dã đặt một chiếc ghế sô pha trước cửa phòng của tôi, buổi tối ngủ ở trên đó, tôi mà có chút động tĩnh gì chú ấy liền bật dậy xem thử.

Tôi nhớ lúc còn nhỏ, chiếc giường nhỏ của tôi đặt ở trong phòng của Triết Dã, nửa đêm tôi muốn đi vệ sinh, thì tự mình mò mẫm ngồi dậy, nhưng Triết Dã rất mau liền nghe thấy, bật đèn giúp tôi, nói: “Lệ Lệ, cẩn thận nào”. Mãi cho đến khi tôi lên tiểu học mới ngủ một mình.

Dì Diệp Lan đã mua một bó hoa lớn và trái cây đến thăm tôi. Tôi lễ phép cảm ơn dì ấy. Món ăn dì ấy nấu thật sự rất ngon, nhưng tôi ăn không nổi. Tôi nhanh chóng vào nằm trong phòng.

Tôi nằm mơ, mơ thấy Triết Dã và dì Diệp Lan cuối cùng đã kết hôn, họ đều rất trẻ, dì Diệp Lan mặc bộ đồ cưới màu trắng trông thật rất xinh đẹp, còn tôi thì đương nhiên là đóng vai cô bé cầm hoa. Triết Dã mỉm cười vui vẻ, lại không ngoảnh đầu nhìn tôi một cái, tôi ngửi thấy mùi hoa bách hợp tỏa ra từ bó hoa của cô dâu cầm trên tay rất rõ ràng…
Tôi giật mình ngồi dậy, rồi lại nằm xuống, tuyệt vọng nhắm mắt lại. Trong bóng tối tôi nghe thấy Triết Dã đi vào, tiếp đó chiếc đèn nhỏ đầu giường bật sáng. Chú ấy than: “Không biết đã mơ thấy gì mà lại khóc thương tâm đến như vậy!”.
Tôi giả vờ ngủ, tuy nhiên nước mắt cứ như cái vòi nước bị rỉ, thuận theo khóe mắt chảy xuống bên tai. Bàn tay ấm áp của Triết Dã liên tục gạt nước mắt cho tôi, nhưng làm thế nào cũng không ngăn lại được.

Căn bệnh lần này, kéo dài cả mười mấy ngày trời. Đợi sau khi khỏi bệnh rồi, tôi và Triết Dã đều đã gầy đi rất nhiều. Chú ấy nói: [size=32]“Hay là về nhà ở đi, trong trường nhiều người như vậy ở cùng trong một ký túc xá, không khí rất không tốt”.[/size]

Tôi cũng để ý dì Diệp Lan không còn đến nhà của chúng tôi nữa. Qua một đoạn thời gian rất dài rất dài, tôi mới tin chắc rằng, dì ấy cũng giống như cô giáo năm xưa, đều đã là quá khứ.
Ngày ngày chú ấy chạy xe mô tô đưa đón tôi. Mặt tựa vào lưng của chú ấy, trong lòng lại khi buồn khi vui.

Tôi thuận lợi tốt nghiệp, tìm được một công việc tốt. Tôi vui vẻ, bình thản mà sống qua ngày, không có gì đáng để lưu tâm. Nhưng ông trời lại không muốn cho tôi niềm hạnh phúc lâu dài như vậy. Triết Dã đã ngất xỉu ở công trường. Bác sĩ chẩn đoán là ung thư gan thời kỳ cuối.

Tôi đau đến thắt ruột, nhưng vẫn gắng lấy hết bình tĩnh hỏi bác sĩ rằng: “Còn được bao lâu nữa?”. Bác sĩ nói: “Một năm, cũng có thể nhiều hơn một chút”.
Tôi đón Triết Dã về nhà. Chú ấy vốn không phải nằm trên giường, ban ngày tôi đi làm, mời một người giúp việc bán thời gian, buổi trưa và buổi tối do tôi chăm sóc chú ấy. Triết Dã cười nói: “Xem này, chú đã làm khổ con rồi, vốn dĩ bây giờ là phải đi hẹn hò cùng bạn trai mới phải”.
Tôi cũng cười, nói đùa: “Bạn trai ư? Không phải là đang xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài đó sao”.Mỗi ngày ăn cơm tối xong, tôi và Triết Dã cùng nhau ra ngoài tản bộ. Tôi đỡ lấy cánh tay của chú ấy. Dù có ốm hơn trước đây, chú ấy vẫn anh tuấn phong độ, trong con mắt người khác, đây có lẽ giống như một bức tranh tuyệt đẹp giữa hai cha con, chỉ có tôi, dưới biểu tượng đẹp đẽ đó, đã nhìn thấy một sự thật tàn khốc.

Tôi đau buồn nhưng vẫn giữ nét điềm tĩnh, tôi nhìn thấy những ngày tháng sau cùng giữa tôi và Triết Dã vụt mất như bay.
Triết Dã vẫn sinh hoạt như thường lệ: đọc sách, thiết kế đồ họa. Người giúp việc nói, mỗi ngày chú ấy dành hơn nửa ngày thời gian ở trong phòng sách. Tôi càng lúc càng thích phòng sách. Sau bữa cơm là pha cho mỗi người một ấm trà riêng, cùng ngồi đối diện với nhau, đánh vài ván cờ, hoặc chơi vài ván bài. Sau đó Triết Dã chỉnh lý tư liệu của chú ấy.
Có một xấp giấy là chú không cho phép tôi đụng vào. Tôi hiếu kỳ. Cuối cùng nhân một ngày chú ấy không có ở nhà, lén xem thử. Đó là mấy quyển nhật ký dày cộp.
“Lệ Lệ đã mọc hai chiếc răng cửa, tan ca đi đón con bé, con bé bước những bước chân loạng choạng bổ nhào về phía mình, đòi mình bế”.
“Sinh nhật 10 tuổi của Lệ Lệ, con bé cầu nguyện mong rằng chú Triết Dã mãi mãi trẻ trung. Mình rất vui, Lệ Lệ bé nhỏ, con bé thật sự là một đóa hoa mang đến niềm vui trong cuộc đời cô quạnh của mình”.
“Hôm nay đưa Lệ Lệ đi ghi danh đại học, việc gì con bé cũng giành làm trước. Lúc này mình chợt phát hiện con bé đã lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp, còn mình, đã dần dần già đi. Chỉ mong sao cuộc đời của con bé không phải cô khổ giống như mình”.
“Khâu Phi cho mình biết tình hình gần đây của Diệp Lan, cuộc gặp mặt sau đó lại không khiến mình vui vẻ hạnh phúc giống như trong tưởng tượng. Cô ấy cũng đã già đi rất nhiều, tuy vẻ trang nhã lúc còn trẻ không hề mất. Cô ấy không che giấu tình cảm tốt đẹp còn lại đối với mình”.
“Lệ Lệ viêm phổi, trong khi hôn mê không ngừng gọi tên của mình, sau khi tỉnh lại chỉ biết chảy nước mắt với mình. Mình không khỏi kinh ngạc. Mình không ngờ chuyện sắp kết hôn với Diệp Lan lại ảnh hưởng lớn đến con bé như vậy”.
“Hôm nay rước Lệ Lệ tan học trở về nhà, cảm thấy trên lưng có gì đó lạnh lạnh, cởi áo ra xem thử, mới phát hiện nước mắt đã thấm đẫm một khoảng lớn. Ài, cái con bé này”.
“Bác sĩ tuyên bố rằng mạng sống của mình chỉ còn lại một năm. Mình không thấy sợ chút nào, nhưng Lệ Lệ, con bé là điều khiến mình lo lắng nhất. Sau khi mình đi rồi, làm sao khiến cho con bé sống vui vẻ khỏe mạnh đây, đây là vấn đề mà mình cần phải suy nghĩ rất nhiều”.

Tôi ôm lấy quyển nhật ký, nước mắt lã chã tuôn rơi. Thì ra là chú ấy đã biết, thì ra chú ấy đều đã biết hết cả.

Qua mấy ngày nữa, những quyển nhật ký đó không thấy đâu nữa. Tôi biết Triết Dã đã xử lý rồi. Chú ấy không muốn tôi biết rằng chú ấy đã biết được tâm tư của tôi, nhưng chú ấy không biết được rằng tôi đã biết hết cả rồi.

Triết Dã mất vào mùa xuân năm thứ hai. Trước lúc mất, chú ấy đã nắm tay tôi nói rằng: “Vốn dĩ chú muốn tự tay trao con cho một người đàn ông tốt, tận mắt nhìn thấy người ấy đeo nhẫn cho con rồi mới đi, nhưng bây giờ không còn kịp nữa rồi”.

Tôi mỉm cười. Chú ấy đã quên rồi, chiếc nhẫn đó, khi tôi 20 tuổi chú ấy đã mua cho tôi rồi. Trong ngăn kéo trên bàn học có một lá thư chú ấy để lại, chỉ có mấy câu ngắn gọn: “Lệ Lệ, chú đi rồi, con có thể nghĩ đến chú, nhưng cũng không nên lúc nào cũng nhớ đến chú, chỉ cần con có thể sống vui vẻ hạnh phúc, đối với chú đó thật sự là niềm an ủi lớn nhất rồi. Chú của con!”.
Tôi chỉ khóc, lặng lẽ…
Nửa đêm tỉnh lại, tôi dường như còn có thể nghe thấy chú ấy vang vọng đâu đó: “Lệ Lệ, con đừng buồn, hãy sống thật vui vẻ hạnh phúc”.

Khi sắp xếp lại những thứ lặt vặt trong phòng sách, trong góc tủ tôi phát hiện một đồ gốm toàn bụi bặm, nhìn có vẻ là đổ cổ, tôi lấy nó ra, sau khi rửa sạch sẽ, thì không khỏi lặng người, trên đó không có trang trí gì cả, chỉ có bốn câu thơ viết bằng thể chữ Nhan đời nhà Đường:

Chàng sinh nàng chưa sinh
Nàng sinh chàng đã già.
Hận không sinh cùng lúc
Trọn đời mãi bên nhau.
Đến lúc này, nước mắt của tôi mới trào ra không cách nào ngăn lại được nữa.

 

Tiểu Thiện, dịch từ Chuansong.me

at2:04 PM

tho than tho

Posts : 468
Join date : 04/01/2012

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG CHUYỆN TÌNH Empty Re: NHỮNG CHUYỆN TÌNH

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết